Tại sao người Mỹ không yêu cầu người khác “tôn trọng” mình?

Gần đây, một bài viết lưu truyền trên mạng có tựa đề “Vì sao người Mỹ không yêu cầu người khác ‘tôn trọng’ mình?” Bài viết này đăng tải lần đầu hồi tháng Tư năm nay trên diễn đàn Kdnet, tác giả bài viết có nickname là 5fivesticks.

Tác giả viết:

“Mỹ có thể chính là quốc gia phải chịu nhiều công kích và nh.ục m.ạ nhất trên thế giới”, nhưng người Mỹ chẳng bao giờ giống như “một nước lớn”, khi có công kích ngôn luận diễn ra liền thể hiện “sự thịnh nộ của đại quốc” yêu cầu người ta phải tôn trọng mình, mà lại hành xử hết sức lý tính.

Người Mỹ vì sao lại không yêu cầu người nước khác “tôn trọng” mình? Tác giả đã phân tích và đưa ra cách nhìn nhận của mình trong bài viết.

Sau đây là phần tóm lược nội dung bài viết:

Mỹ có thể chính là quốc gia phải chịu nhiều công kích và chửi bới nhất trên thế giới, ai mà tâm trạng không tốt đều có thể thuận miệng công kích nước Mỹ vài câu, cũng không phải lo lắng sẽ phải gánh chịu hậu quả gì. Trên các kênh truyền thông thế giới, những lời xúc phạm như nước Mỹ tà ác, nước Mỹ hủ bại, nước Mỹ địa ngục, nước Mỹ ma quỷ… thực tế xuất hiện quá nhiều.

Thậm chí còn có nước còn nói sẽ dùng vũ khí hạt nhân để oanh tạc nước Mỹ, chính phủ Mỹ cũng tựa như không có phản ứng gì. Xem ra, người Mỹ không đặt nặng hay yêu cầu các nước khác phải “tôn trọng” bản thân mình, ít nhất là cũng không có phản ứng trước việc mọi người phải “tán dương hay phê bình” điều gì.

Sự lý tính của người Mỹ rất mạnh mẽ, họ từ trước đến nay không hề vì những ngôn luận công kích mà bộc phát “cơn thịnh nộ của một nước lớn”.

Trái lại, Mỹ hết sức thản nhiên trầm tĩnh quan sát hành động của những nước khác, căn cứ vào động thái thực tế của họ mà đưa ra phản ứng hồi đáp nhanh chóng. Dựa vào tính hiện thực mà nói, phản ứng của người Mỹ trên hành động là vô cùng mau lẹ dứt khoát.

Cũng chính là nói, người Mỹ “không rảnh” lãng phí tinh lực đi yêu cầu nước khác phải “tôn trọng” mình, cũng không quan tâm việc người ta đàm tiếu những lời khó nghe thế nào về mình, Mỹ chỉ đặt sự chú ý vào tính hiện thực của sự việc. Loại “chú ý” này không phải là dùng súng giải quyết vấn đề, mà cách nhìn nhận vấn đề chính là biểu hiện của sự thành thục về mặt tâm lý.

Tại sao người Mỹ không yêu cầu người khác “tôn trọng” bản thân họ?

132 1 Tai Sao Nguoi My Khong Yeu Cau Nguoi Khac Ton Trong Minh

Người Mỹ xem nhẹ và không yêu cầu nước khác phải “tôn trọng” mình (Ảnh: Pixabay)

Chính vì người Mỹ vốn vô cảm với việc người khác có “tôn trọng” mình hay không, cho nên bạn căn bản đừng hy vọng có thể nhờ việc tán dương nước Mỹ mà thu được lợi ích nào đó. Cho dù bạn đến trước Nhà Trắng để ca ngợi nước Mỹ, hoặc giả đăng bài trên tạp chí New York Times để ca tụng Mỹ, bạn cũng đừng mơ là có được bất kỳ phần thưởng nào, ngược lại còn hao tổn chi phí đi lại và quảng cáo.

Tại sao lại có thể như vậy? Tại sao người Mỹ lại vô cảm trước những biểu hiện “tôn trọng” hay “ca tụng” gì đó? Điều này có liên quan đến vấn đề tâm lý văn hóa. Có hai nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đến người Mỹ, đó là nhà tâm lý học- triết học John Dewey và nhà triết học thực chứng Bertrand Russell. Chịu ảnh hưởng bởi những học thuyết của hai tác giả này, mô thức tình cảm của người Mỹ đã hiện đại hóa đến mức cao độ, lý tính của họ phát triển đến một trình độ rất cao, cơ bản là không thể bị điều khiển bởi cảm xúc. Những lời mắng nhiếc hay ca ngợi kỳ thực đều là những cảm xúc có chút cực đoan không thể nào chạm tới họ.

Đối với mô thức tình cảm của một người hiện đại mà nói, bạn mắng nhiếc họ, họ cũng không cảm thấy bị tổn thương, bạn ca ngợi họ, họ cũng không cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu. Tâm lý của họ đã trưởng thành vượt qua giai đoạn cảm xúc này, đây chính là biểu hiện tâm lý thành thục. Cho dù là trước cá nhân, tổ chức hay là quốc gia, thì biểu hiện của người Mỹ sẽ đều đồng dạng như nhau.

Mỹ có một ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự, có một kho vũ khí khổng lồ đủ sức tiêu diệt cả địa cầu, nếu như người Mỹ giữ nguyên mô thức tình cảm truyền thống, thì nhất định phải mong muốn có “uy lực của nước lớn”, nếu như có ai đó “phạm phải tôn nghiêm của nước lớn, nhất định phải trừng phạt thích đáng”.

Nhưng rõ ràng là Mỹ không theo đuổi những giá trị này.

Dù có ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự, Mỹ vẫn đến đàm phán và hiệp thương với toàn thế giới, nước nào mà mắng nhiếc nhiều nhất, thì Mỹ lại càng tìm cách để đàm thoại hòa bình nhiều nhất, thậm chí còn tiến hành đàm phán điều khoản, nhượng bộ và cam kết với các bộ tộc nhỏ. Nếu nhìn xét vấn đề từ giá trị văn hóa truyền thống, có thể nói rằng, uy tín của Mỹ đã hoàn toàn tiêu mất, một chút “uy nghiêm” cũng không có.

Chính phủ Mỹ thường xuyên bị các lực lượng trên toàn thế giới chỉ trích, phê bình và mắng nhiếc về đủ các phương diện. Đến người dân trong nước cũng không tiếc lời chỉ trích, có vấn đề không hài lòng liền tiến hành tụ họp biểu hình phản đối. Một nghệ thuật gia người Mỹ còn làm một bức tượng khỏa thân của tổng thống Trump, mang xuống đường diễu hành nhằm chế giễu và làm nhục ông.

Trong tình huống này, ông Trump vẫn giữ một tâm thái ổn định, không có phản ứng đặc biệt gì.

Kết luận lại, người Mỹ không yêu cầu người khác phải tôn trọng bản thân mình, rốt cuộc là bởi văn hóa của họ đã phát triển đến giai đoạn lý tính cao độ, mô thức tình cảm đã vô cùng thành thục rồi. Do đó, với những thông tin mang tính kích phát cảm xúc sẽ không tác động gì tới họ. Trong giá trị quan của người Mỹ, những điều này cũng tự nhiên sẽ bị tiêu trừ.

Thực tế mà xét, những nội dung chỉ trích này vốn dĩ không có giá trị gì cả, nếu như tâm lý và tình cảm không giữ vững thì có thể sẽ để tâm và coi trọng, nhưng suy xét lý tính sẽ thấy được là đối với lợi ích và thực tiễn thì nó không có tác dụng gì. Có lẽ cũng chính nhờ loại bỏ được những chướng ngại tâm lý này, Mỹ mới phát triển thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.

Nếu như nói chúng ta muốn học con đường trở thành cường quốc của Mỹ, thì vấn đề mấu chốt không nằm tại việc phát triển khoa học kỹ thuật, mà chính là cần phải có năng lực tâm lý mạnh mẽ tràn đầy lý tính.

Blog 5fivesticks

Bài liên quan