Đức đã chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không công nghệ cao IRIS-T đầu tiên cho Kiev nhằm giúp bảo vệ các thành phố và quân đội Ukraine khỏi các cuộc tấn công đường không của Nga.
Ảnh: Deutsche Welle
Tên lửa phòng không IRIS-T có thể chống lại tất cả các loại máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, vũ khí dẫn đường, tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar, và xác suất tiêu diệt cao đối với máy bay không người lái. ,,
Đức đã chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không công nghệ cao IRIS-T đầu tiên cho Kiev nhằm giúp bảo vệ các thành phố và quân đội Ukraine khỏi các cuộc tấn công đường không.
Ảnh: Deutsche Welle
Theo tờ DW (Đức), Ukraine bắt đầu sở hữu một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới để bảo vệ nước này khỏi tên lửa hành trình của Nga, mặc dù Đức đã có phần chậm trễ chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không (SLM) IRIS-T này. Đây là hệ thống đầu tiên trong số 4 hệ thống IRIS-T dự kiến được Berlin chuyển giao cho Ukraine cho đến năm tới.
Ảnh: Deutsche Welle
Tên lửa mới có hiệu quả chống lại tất cả các loại máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, vũ khí dẫn đường, tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar và tên lửa cỡ nòng lớn. Nó cũng có xác suất tiêu diệt cao đối với máy bay không người lái, máy bay chiến đấu không người lái và các mối đe dọa cơ động nhỏ khác ở khoảng cách rất ngắn và tầm trung.
Trên Twitter, cùng ngày nhận hệ thống IRIS-T đầu tiên , Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã ca ngợi đợt giao hàng đầu tiên là "kỷ nguyên mới" của phòng không Ukraine, và nói thêm rằng các hệ thống tương đương do Mỹ cung cấp cũng đang được triển khai.
Ông Rafael Loss, chuyên gia quốc phòng tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR), nói rằng các hệ thống mới có khả năng tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ của Ukraine, mặc dù chúng không phải là nhân tố “thay đổi cuộc chơi” như người Ukraine đang tự tin.
Ảnh: Deutsche Welle
“Khi (Ukraine) nhận thêm ngày càng nhiều hệ thống tinh vi hơn, có thể tích hợp vào hệ thống của mình, các cuộc tấn công tên lửa hàng loạt sẽ khó khăn hơn đối với người Nga, và có nhiều khả năng là sẽ có ít mục tiêu dân thường và quân sự bị bắn trúng hơn”, ông Loss phát biểu với tờ DW. Tuy vậy ông nói thêm rằng hệ thống này chưa từng được sử dụng trên chiến trường trước đây.
Chuyên gia Loss cũng nói rằng việc chuyển giao IRIS-T là một tín hiệu quan trọng cho thấy nỗ lực dài hạn của NATO nhằm trang bị cho Ukraine các loại vũ khí tốt hơn do phương Tây sản xuất.
Mặc dù được phát triển từ thập niên 1990 và trải qua vài lần cải tiến, phiên bản IRIS-T đang được chuyển cho Ukraine, với giá mỗi chiếc khoảng 140 triệu euro (136 triệu USD), là cực kỳ mới. Các thử nghiệm cuối cùng chỉ mới được tiến hành vào cuối năm 2021, và bản thân quân đội Đức (Bundeswehr) cũng chưa mua một hệ thống IRIS-T nào. Các phiên bản cũ hơn của hệ thống này trước đây từng được Thụy Điển và Na Uy mua.
Hệ thống IRIS-T trang bị cho Ukraine được sản xuất bởi Diehl Defence, có trụ sở ở Überlingen, miền nam Đức, cung cấp năng lực che phủ tầm trung, ở độ cao lớn cho các thành phố nhỏ và lực lượng quân đội.
Mỗi hệ thống bao gồm 3 phương tiện: một bệ phóng tên lửa, một radar và một radar điều khiển hỏa lực, tích hợp hậu cần và hỗ trợ. Các tên lửa được cho là có tầm bắn 40km, độ cao tối đa 20km, được trang bị radar tầm xa 250km, sử dụng hình ảnh hồng ngoại để xác định mục tiêu. Tên lửa cũng có thể triển khai 360 độ xung quanh bệ phóng.
Theo nhà sản xuất Dieh, IRIS-T hoạt động hiệu quả nhất khi trở thành một phần của hệ thống “phòng không nhiều lớp”, chẳng hạn như kết hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ, vốn cung cấp khả năng phòng thủ ở độ cao tối đa lớn hơn.
Chuyến hàng đặc biệt của Đức có vẻ đã được chuyển giao chậm trễ, vì nó diễn ra vài ngày sau khi một loạt thành phố của Ukraine, bao gồm thủ đô Kiev, đã bị tấn công bởi nhiều tên lửa Nga.
Theo thông tin trên tờ Welt am Sonntag (Đức), từ tháng 7, Ukraine đã đề nghị chính phủ Đức cho nước này mua 11 hệ thống IRIS-T. Kiev cũng yêu cầu Đức hỗ trợ tài chính cho hợp đồng này, với số tiền có thể lên tới khoảng 1,5 tỷ euro.
Mặc dù Thủ tướng Đức Olaf Scholz ban đầu hứa sẽ chuyển giao cho Ukraine ít nhất một hệ thống IRIS-T vào tháng 6, nhưng sau đó chính phủ nói rằng những hệ thống đầu tiên sẽ chỉ được giao vào cuối năm nay. Với tiến độ hiện tại, ba hệ thống IRIS-T tiếp theo dự kiến sẽ được chuyển giao trong năm 2023.
Chuyên gia Rafael Loss cho rằng, “nút cổ chai” nhiều khả năng nằm ở ngành công nghiệp, chứ không phải thiếu ý chí chính trị, vì các hệ thống tên lửa như vậy phải được xây dựng theo đơn đặt hàng từ trước.
Ông nói: “Một số hệ thống mà Ukraine sẽ nhận từ Đức đang được chuyển hướng từ đơn đặt hàng của Ai Cập”.
Theo DW