Trong sách sử chính thống hoặc tư liệu, tài liệu sử để lại, chưa có thông tin nào xác định rõ nguồn gốc của Trung thu, hay còn gọi là Tết trông trăng. Chỉ biết rằng, Tết Trung thu từ rất lâu rồi không những là ngày Tết của trẻ em, mà còn là dịp thưởng thức những sản vật của mùa thu đang vào độ ngon nhất trong năm, trổ tài nấu nướng, trang trí, và cũng là lúc cả gia đình quần tụ, đoàn viên, như hình ảnh mặt trăng tròn vành vạnh.
Một đám trẻ chuẩn bị rước đèn. (Ảnh trong bộ sưu tập của nhà sử học Dương Trung Quốc) |
1. Tết trung thu là ngày gì?
Tết trung thu hay chính là vào ngày rằm tháng tám âm lịch, đây là ngày trăng sáng nhất và đẹp nhất. Thời gian này người dân cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đó tiêu biểu là hội trăng rằm.
Tết trung thu còn có nhiều tên gọi khác là: tết trông trăng, tết thiếu nhi, tết đoàn viên...
2. Nguồn gốc của tết trung thu
Nói đến chung thu, người ta nhắc ngay đến chí Cuội chị Hằng Nga. Tương truyền rằng trên cung trăng cao vời vời đó có một cô tiên xinh đẹp gọi là chị Hằng Nga, chị Hằng Nga rất yếu quý trẻ con. Một ngày nọ, Ngọc Hoàng tổ chức hội thi làm bánh ngày rằm. Chị Hằng Nga đã xuống nhân gian tham khảo và gặp chú Cuội. Cuội là một chàng tra hay nói dối nhưng lại nấu ăn rấy giỏi. Vì vậy, Cuội được trẻ con rất yêu Quý.
Sau đó Hằng Nga nhờ chú cuội làm bánh, Cuội rất thích làm bánh, Cuội đã bỏ các nguyên liệu và làm một chiếc bánh thật ngon. Sau đó Hằng Nga đem chiếc bánh này về thi thì chiếc bánh được mọi người khen rất ngon và Hàng Nga còn được Ngọc Hoàng ban thưởng.
Cuội rất quý chị Hằng, không nỡ rời chị Hằng. Vì vậy Cuội đã theo chị lên cung trăng. Nhưng lên được một thời gian thì Cuội nhớ nhà, nhớ các em quá nên đã ngồi khóc dưới gốc đa và nhìn xuống trần gian.
Cũng chính vì điều đó mà vào ngày rằm, ngày trăng sáng nhất mùa thu thì chị Hằng và Chú Cuội được Ngọc Hoàng cho phép được bay xuống trần gian đề chơi đùa với các cháu nhỏ. Từ đó về sau mà ngày tết trung thu cũng được hình thành từ đây.
3. Phong tục ngày tết trung thu
3.1 Rước đèn trung thu
Mong đợi đến ngày trung thu, sự hào hức nô nức đã thể hiện trên khuôn mặt của trẻ nhỏ. Vì cứ đến dịp trug thu là khắp mọi nhà, trẻ em sẽ được ông bà, cha mẹ chuẩn bị cho những chiếc đèn lồng thật xinh, các em nhỏ được các cô dạy múa hát, ngắm trăng. Đặc biệt có một số hoạt động vui chơi được nhà trường cũng như các gia đình tổ chức vô cùng hấp dẫn. Người lớn cũng vui và mong đợi trung thu không kém phần, gia đình cùng nhau phá cỗ, rước đèn và tạo ra một bầu không khí ấm cúng, đầm ấm, sum vầy và náo nức.
3.2. Múa lân
Khắp bản làng, ngõ xóm hay những con phố trên thành thị đều vô cùng nhộn nhịp bởi tiếng trống cùng với những điều múa lân vang lên. Thường thì tổ chưc múa lân được thực hiện vào ngày 14 và đêm 15, đêm 16
3.3. Bày cỗ trung thu
Cỗ trung thu thường được bày rất đẹp, vào dịp tết trung thu mỗi gia đình Việt Nam đều bày cỗ với đầy đủ hoa quả như: Bánh trung thu, kẹo, bưởi, thị, dưa hấu, hồng, quả na dai...Tuỳ vào từng gia đình, từng sở thích mà bày cỗ, trang trí cỗ khác nhau.
Thường thì mâm cỗ trung thu có trọng tâm là một chú chó làm bằng những tép bưởi, được gắn bởi 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo có hình lợn mẹ, với một đàn lợn con bé mũm mĩm, hoặc hình cá chép. Bên cạnh đó còn bày nhiều loại hoa quả đặc trưng ở bên cạnh.
Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cúng trăng, cũng tế trời đất với mong muốn cầu cho mọi điều trong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên ấm cúng trong gia đình.
3.4. Làm đồ chơi trung thu
Đến tết trung thu có rất nhiều đồ chơi được bày bán, cùng với đó là nhiều đồ chơi được người dân tự tạo, tự làm cho trẻ nhỏ để tạo ra được một không khí hứng khởi của tết trung thu cho trẻ nhỏ.
Những đồ chơi được nhiều trẻ em ưa chuộng như: Mặt nạ, đèn ông sao, đầu sư tử...là những đồ chơi rất phổ biến trong tết trung thu. Tại Việt Nam có tỉnh Tuyên Quang nổi tiếng trong việc tự làm nhiều chiếc đèn trung thu khổng lồ. Ở tỉnh Tuyên Quang từ tháng 5, 6, các tổ dân phố đã tất bật chuẩn bị cho ngày hội trăng rằm với những mô hình đồ chơi có hình dạng, kích cỡ, thần thái sống động, hấp dẫn. Về số lượng mô hình đèn trung thu, năm nay (2022) ước tính lên đến 90 mô hình.
3.4. Làm bánh trung thu
Có thể thấy với mỗi dịp trung thu đến thì bánh trung thu được coi là một thứ bánh khônng thể thiếu trong ngày tết này. Bánh trung thu được coi là biểu tượng cho sự đoàn tụ, phúc lành. Bánh trung thu có hình dạng vuông, tròn. Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu cũng như các thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; Dập khuôn bánh ới nhiều hình dáng rất sinh động và bánh cũng được đóng bao bì mẫu mã rất đẹp mắt.
Nếu chỉ dựa vào vỏ ngoài bánh để phân loại thì bánh trung thu gồm hai loại là bánh nướng và bánh dẻo.
3.5. Quà tặng nhân dịp trung thu
Nhân dịp tết trung thu, người ta thường tặng quà cho nhau để thể hiện tình cảm, trân trọng của người tặng đối với người được tặng quà. Tết trung thu người ta thường tặng nhau những món quà gắn với trung thu như: Bánh trung thu, đèn lồng, tiền...Nhiều cơ quan, doanh nghiệp cũng có truyền thống tặng quà cho nhân viên, cán bộ. Có khi là mua bánh trung thu cho nhân viên của mình. Nhiều công ty với chế độ phúc lợi tốt còn trao hàng ngàn món quà cho công nhân, đặt hàng ngàn hộp bánh cũng như tiền hoa hồng cho công nhân, nhân viên làm việc trong công ty.
4. Ý nghĩa của tết trung thu
Đầu tiên là tết trung thu là dịp cho trẻ em cũng như người lớn được vui chơi, tết trung thu là dịp để người người nhà nhà ngắm trăng.
Tết trung thu cũng là dịp để cha mẹ thể hiệ tình yêu thương với các con. Cũng là dịp con cháu mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên biếu ông bà, cha mẹ thầy cô và họ hàng để thể hiện lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn của mình.
Ở miền bắc có những nơi còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữa vừa hát vừa đối đáp nhau. Trái gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp nhau vừa để vui chơi, vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân theo truyền thuyết đã có từ rất lâu, có từ thời vua lạc long quân.
Ngoài ra, tết trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng với mục đích là tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ thiên tai.
5. Tết trung thu ở một số nước
5.1. Tết trung thu ở Campuchia
Người dân Campuchia không đón trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mà đón vào giữa tháng 12. Lễ hội này người dân Campuchia gọi là "bái nguyệt tiết". Cứ vào ngày này khi ánh trăng bắt đầu nhô lên thì người dân sẽ với tất cả lòng thành kính của mình sẽ bái nguyệt với mong muốn là để cầu bình an, may mắn và thuận hoà.
5.2. Tết trung thu ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc phong tục đón tết trung thu rất đa dạng, Trung Quốc cũng đón trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tết trung thu ở Trung Quốc từ xưa đã gắn liền với truyền thuyết về chuyện tình Hằng Nga và Hậu Nghệ. Tương truyền rằng, thời cổ đại, Ngọc Hoàng ra lệnh cho Hậu Nghệ đi bắn chín mạt trời cứu sống muôn loài và để thưởng công, người đã ban cho chàng một viên thuốc bất tử. Hậu Nghệ mang nó về ý định sẽ chia sẽ với người vợ xinh đẹp của mình là Hằng Nga. Nhưng vào một ngày nọ, người vợ tò mò mở chiếc hộp và nuốt viên thuốc rồi bay lên trời cao cuối cùng hạ xuống mặt trăng. Khi Hậu Nghệ về nhà thì mọi việc đã quá muộn. Từ đó, đôi vợ chồng cách biệt nhau mãi. Hằng Nga chỉ biết làm bạn với một chú thỏ ngọc cũng đang sống trên cung trăng cùng mình.
Tại Trung Quốc, trong đêm rằm sáng nhất họ có nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc như sum họp gia đình, ăn bữa cơm đoàn viên rồi cùng nhau ngắm trăng, rước đèn, xem múa lân và cùng nhau thưởng thức bánh trung thu...