Trước buổi phỏng vấn xin tị nạn, bạn thường có tâm trạng lo lắng, không biết mình nên chuẩn bị như thế nào để cho buổi phỏng vấn được diễn ra suôn sẻ. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn những bước chuẩn bị chu đáo nhất cho buổi phỏng vấn xin tị nạn.
Phỏng vấn xin tị nạn (phỏng vấn chính) là một bước quan trọng trong việc xin quy chế tị nạn, đây là cơ hội để trình bày tình trạng của bạn với Cục xuất nhập cảnh vương quốc Anh. Họ sẽ đưa ra quyết định dựa trên những gì bạn nói.
Buổi phỏng vấn có thể diễn ra bất kỳ lúc nào sau khi bạn nhận được thông báo, có thể bất kỳ ngày nào trong tuần, trong năm hoặc thậm chí muộn hơn. Cục xuất nhập cảnh sẽ gửi một bức thư thông báo rằng buổi phỏng vấn của bạn sắp tới.
Bạn nên lưu ý một điều quan trọng rằng trước buổi phỏng vấn, bạn sẽ nhận được tư vấn từ chuyên gia về nhập cư. Trường hợp của bạn sẽ được chấp nhận nếu bạn chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, tuy nhiên không dễ để bạn có thể tự mình sắp xếp những chứng từ này.
Là một người tìm kiếm quy chế tị nạn, bạn có thể nhận được quyền trợ giúp pháp lý (tùy thuộc vào thu nhập và các khoản tiết kiệm bạn có). Nếu bạn nhận được trợ giúp pháp lý, bạn sẽ không phải chi trả cho các tư vấn bạn nhận được. Vì thế, nếu bạn đủ tiêu chuẩn để nhận trợ giúp pháp lý, đừng tiêu tốn bất kỳ khoản phí không hợp lý nào.
Trước buổi phỏng vấn
Bạn nên yêu cầu người phỏng vấn ghi âm lại, tuy nhiên phải yêu cầu điều này ít nhất 24h trước khi phỏng vấn.
Điều này rất cần thiết nếu xảy ra các trường hợp như:
Có sai sót từ người phiên dịch
Bạn không chắc chắn liệu bạn đã đề cập hay nhắc đến điều gì
Thư mời phỏng vấn sẽ chỉ cho bạn biết phải xử lý như thế nào, hoặc bạn có thể liên hệ với Trung tâm tư vấn công dân ở địa phương để nhận được trợ giúp.
Bạn cũng có thể yêu cầu người phỏng vấn là nam hay nữ, cũng như yêu cầu phiên dịch nếu bạn cần, hoặc bất kỳ điều gì khiến bạn thấy thoải mái hơn.
Gửi một bản thuyết minh bằng giấy
Trước khi phỏng vấn, một cách tiếp cận hay là bạn gửi một bản thuyết minh bằng giấy để tăng tính thuyết phục cho những yêu cầu, đòi hỏi của bạn, để thực hiện điều này không nhất thiết yêu cầu bạn phải có một luật sư. Đó là cơ hội để bạn trình bày nhiều hơn nữa với Cục xuất nhập cảnh về hoàn cảnh của bạn trước khi phỏng vấn.
Thư mời phỏng vấn sẽ cho bạn biết cách để gửi bản thuyết minh này như thế nào. Bản thuyết minh nên bao gồm:
Lý do bạn lo sợ phải quay lại quê hương
Điều gì đã xảy ra với bạn và xảy ra khi nào
Lưu ý quan trọng: Đảm bảo mọi điều bạn nói trùng khớp với những gì bạn trình bày tại buổi phỏng vấn thẩm tra sơ bộ. Cục xuất nhập cảnh có thể sử dụng những lời khai này để chống lại bạn nếu không có sự trùng khớp.
Lập kế hoạch cho chuyến đi
Bạn sẽ phải di chuyển đến nơi phỏng vấn, thường là những thành phố lớn như Belfast, London, Leeds hay Liverpool.
Nếu bạn đang được hỗ trợ tị nạn, bạn sẽ được nhận vé để đi lại. Chiếc vé có thể không đến trước ngày bạn phỏng vấn, vì thế bạn hãy gọi vào số điện thoại trong thư mời phỏng vấn nếu chưa nhận được vé.
Nếu bạn có con nhỏ
Nếu bạn có con nhỏ, chúng có thể vắng mặt tại cuộc phỏng vấn ngay cả khi bạn đang yêu cầu xin tị nạn cho chúng.
Hãy tìm người trông nom lũ trẻ của bạn, nếu bạn không tìm được ai, hãy gọi vào số điện thoại trong thư mời phỏng vấn, họ sẽ thu xếp cho bạn:
Hoặc là một cuộc hẹn khác khi bạn đã tìm được người chăm sóc trẻ
Hoặc là tìm giúp cho bạn một trung tâm chăm sóc trẻ ngay gần nơi phỏng vấn
Bạn cần mang theo những gì khi đi phỏng vấn
Buổi phỏng vấn sẽ không tiến triển nếu bạn không mang theo những tài liệu, hồ sơ sau:
Thẻ đăng ký nộp đơn (ARC)
Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại liên quan
Chứng nhận đăng ký tại cơ quan cảnh sát
Giấy khai sinh
Bằng chứng về nơi bạn đang sống, ví dụ: các loại hóa đơn có ghi địa chỉ của bạn như hóa đơn điện, nước…
Tại buổi phỏng vấn
Buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn trình bày mọi thứ liên quan tới việc bạn phải xin tị nạn. Do đó, buổi phỏng vấn có thể giàu cảm xúc, nhưng điều quan trọng là bạn phải thành thật từ đầu tới cuối.
Không có quy định cứng nhắc về thời gian bao lâu cho một buổi phỏng vấn, nó có thể kéo dài vài giờ đồng hồ.
Nếu bạn đã gửi trước bản thuyết minh bằng giấy, các câu hỏi sẽ xoay quanh những thông tin mà bạn đã đưa ra trong bản thuyết minh. Bạn cũng nên hy vọng người phỏng vấn hỏi những câu hỏi như sau:
Tại sao bạn lại rời quê hương
Tại sao đất nước quê hương lại nguy hiểm đối với bạn
Làm cách nào bạn tới được Anh quốc
Bạn tới Anh quốc khi nào
Bạn không được dẫn theo ai cùng tới cuộc phỏng vấn (bất kể là một người bạn hay thành viên gia đình). Buổi phỏng vấn sẽ chỉ giành cho bạn, người phỏng vấn và phiên dịch nếu có.
Nếu bạn không biết làm thế nào để trả lời một câu hỏi
Không có vấn đề gì nếu bạn nói với người phỏng vấn về việc bạn không biết làm thế nào để trả lời một câu hỏi, cách tốt nhất là nói “Tôi không biết” thay vì việc bạn phỏng đoán. Hoặc nếu có điều gì đó bạn thấy không thoải mái khi trả lời, bạn có thể nói thẳng rằng tôi không muốn trả lời câu hỏi này.
Hãy yêu cầu giải lao nếu bạn cần, người phỏng vấn sẽ hiểu điều này.
Sau buổi phỏng vấn
Bạn có 5 ngày sau buổi phỏng vấn để gửi một bản thuyết minh (hoặc một bản phản bác, kháng cáo), bạn có thể đề cập bất kỳ điều gì bạn đã không nói trong quá trình phỏng vấn. Bạn sẽ được cho biết làm điều này bằng cách nào sau cuộc phỏng vấn.
Để làm một bản thuyết minh phản bác, hãy làm theo những bước dưới đây:
Nghe lại bản ghi âm buổi phỏng vấn nếu có.
Kiểm tra xem có điều gì bị hiểu nhầm, dịch nhầm không.
Suy nghĩ về mọi thứ bạn đã muốn đề cập tới trong ngày phỏng vấn, và đảm bảo rằng bạn đã nhắc tới mọi điều có thể giúp ích trong trường hợp của bạn.
Tính đến cả những gì bạn có thể bỏ sót trong bản thuyết minh.
Bạn sẽ được cho biết nơi để gửi bản thuyết minh này khi phỏng vấn.
Điều gì xảy ra tiếp theo
Bạn sẽ nhận được một bức thư tại bưu điện từ Cục xuất nhập cảnh. Nếu bạn không thấy thư được chuyển tới trong 30 ngày đầu, cũng không chắc bạn có thể thấy thư trong 6 tháng tiếp theo hoặc hơn, mặc dù Cục xuất nhập cảnh nói với bạn rằng họ sẽ làm điều này dự kiến trong 30 ngày.
Nếu bạn có riêng một chuyên gia pháp lý hoặc luật sư, họ sẽ giúp bạn viết thư gửi cho Cục xuất nhập cảnh 3 tháng một lần để yêu cầu Cục gửi thư trả lời. Hãy yêu cầu họ liên lạc thường xuyên với Cục xuất nhập cảnh để cập nhật thông tin.
Bạn có quyền được Trợ giúp tị nạn (nhà ở và phúc lợi xã hội) cho đến khi bạn nhận được quyết định cho quy chế tị nạn. Bạn sẽ không bị trục xuất trong khi bạn đang đợi quyết định.
—
Theo Citizenadvice.org