Những trường hợp đơn xin tị nạn của bạn bị từ chối

Sau khi hồ sơ của bạn được tiếp nhận, nó sẽ được chuyển tới một chuyên viên xử lý hồ sơ (caseworker). Đồng thời, một chiếc Thẻ đăng ký Tị nạn (ARC) cũng sẽ được gửi tới địa chỉ của bạn ở UK. Tuy nhiên, bạn sẽ không nhận được thẻ này nếu đang bị tạm giữ.

 

Bạn sẽ được sắp xếp một cuộc gặp với chuyên viên xử lý hồ sơ. Họ sẽ ra quyết định về hồ sơ của bạn. Họ cũng sẽ giải thích về quá trình xử lý hồ sơ và tư vấn những việc bạn nên làm trong khi chờ đợi, chẳng hạn như thường xuyên có mặt tại văn phòng xin tị nạn khi đến lịch. Bạn có thể bị cấm túc nếu không trình diện theo yêu cầu.

Hãy nói với chuyên viên xử lý hồ sơ những nhu cầu của bạn về mặt y tế, thuốc thang…

132 1 Nhung Truong Hop Don Xin Ti Nan Cua Ban Bi Tu Choi

Bạn có thể bị tạm giam tại Trung tâm giam giữ người nhập cư.

Thẻ đăng ký Tị nạn (ARC – Asyslum Registration Card)

Bạn dùng thẻ này để:

– Cho người khác biết bạn là ai, và bạn đã nộp đơn xin tị nạn.

– Cho người khác biết bạn có được phép làm việc hay không.

– Bạn có được những phúc lợi giáo dục và y tế nào.

Bạn phải mang thẻ này mỗi khi đến văn phòng xin tị nạn. Nếu bạn không nhận được thẻ ARC hoặc bị mất, hãy gọi điện vào số 0808 800 0630, từ thứ 2 đến thứ 6, từ 9h30 – 3h chiều. Bạn phải cung cấp cho họ số Home Office number hoặc số nhập cảnh Port Reference number.

Bạn có thể bị tạm giam tại trung tâm giam giữ người nhập cư trong thời gian chờ nhận quyết định được ở lại hay bị trục xuất. Bạn cũng có thể bị giam giữ rồi trục xuất nếu một nước thứ 3 có trách nhiệm cho bạn tị nạn. Bạn có thể khiếu nại quyết định này.

Bạn sẽ không bị tạm giam nếu bạn/các bạn là:

– Trẻ em hoặc người lớn tuổi

– Một gia đình có con cái

– Mang thai

– Thừa nhận mình là nạn nhân của bọn buôn người

– Cung cấp được bằng chứng cho thấy bạn bị tra tấn, hành hạ

– Có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc thể chất khiến bạn không thể kiểm soát hành vi, có thể gây họa cho những người khác trong trại tạm giam.

Phỏng vấn xin tị nạn

Hồ sơ của bạn thường bị từ chối nếu bạn không tới buổi phỏng vấn này. Những người phụ thuộc có thể phải trình diện. Trước khi tới buổi phỏng vấn, bạn có thể gửi một văn bản bằng tiếng Anh đến chuyên viên xử lý hồ sơ. Nội dung văn bản nhằm liệt kê ra những điều bạn muốn khẳng định để chuyên viên xử lý hồ sơ không hiểu lầm ý của bạn trong buổi phỏng vấn. Văn bản này phải đính kèm số Home Office reference number của bạn.

Bạn có thể yêu cầu người phiên dịch. Thông tin bạn cung cấp là tuyệt mật và sẽ không bị tiết lộ cho chính quyền ở quê hương bạn. Hãy dùng buổi phỏng vấn để giải thích:

– Bạn bị bức hại ở quê nhà cụ thể là như thế nào.

– Tại sao lại e sợ quay về nước.

Có thể bạn sẽ bị hỏi những câu hơi khó, nhưng căn bản là bạn phải nói rõ chuyện gì đã xảy ra với bạn và gia đình. Khi đến, hãy mang giấy khai sinh, hộ chiếu và sổ khám bệnh (nếu có). Bạn có thể bị yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng.

Bạn sẽ nhận được một bản ghi chú những gì mà cả hai đã trao đổi trong buổi phỏng vấn. Nhớ đọc kĩ để không có sự hiểu nhầm nào xảy ra.

Đại diện pháp lý

Bạn có thể đưa luật sư đến buổi phỏng vấn. Nếu không có đại diện pháp lý, bạn có thể yêu cầu được ghi âm buổi phỏng vấn. Nhưng hãy nêu yêu cầu này với chuyên viên xử lý hồ sơ trước khi diễn ra buổi phỏng vấn nhé. Bạn có thể vào đây để kiểm tra xem mình có thuộc diện được hỗ trợ thanh toán phí luật sư không nhé.

Nhận quyết định

Bạn thường nhận được quyết định trong vòng 6 tháng, hoặc lâu hơn nếu:

– Những bằng chứng bạn cung cấp cần được xác minh.

– Bạn phải trả lời thêm một số cuộc phỏng vấn.

– Hoàn cảnh của bạn cần được xem xét, chẳng hạn nếu bạn là tội phạm hoặc đang bị truy tố.

Được ở lại làm người tị nạn

Bạn và gia đình có thể được ở lại UK trong 5 năm nếu đậu hồ sơ. Trường hợp này được gọi là “leave to remain”. Sau 5 năm, bạn có thể nộp đơn để định cư ở UK.

Được ở lại vì lý do nhân đạo

Nếu không đủ điều điện để làm người tị nạn, bạn vẫn có thể được ở lại vì lý do nhân đạo. Nghĩa là bạn phải ở lại UK vì sự an toàn tính mạng của bản thân. Bạn và gia đình có thể ở lại UK trong 5 năm. Trường hợp này được gọi là “leave to enter” hoặc “leave to remain”. Sau 5 năm, bạn có thể nộp đơn xin định cư ở UK.

Được ở lại vì lí do khác

Tùy tình hình hồ sơ mà bạn sẽ được phép ở trong bao lâu. Khi khoảng thời gian này kết thúc, bạn có thể nộp đơn gia hạn hoặc nộp đơn xin định cư ở Anh.

Không được phép ở lại

Bạn sẽ bị trục xuất nếu chuyên viên xử lý hồ sơ quyết định bạn chẳng có lý do gì để ở lại UK. Bạn có thể khiếu nại quyết định này. Nếu hết thời gian cho phép mà bạn vẫn không khiếu nại, bạn sẽ buộc phải rời khỏi UK.

Bạn có thể tự mình rời khỏi UK (hãy yêu cầu được hỗ trợ chi phí về nước), hoặc bị cưỡng chế giam giữ và trục xuất.

 

 

Bài liên quan