ISW: Để F-16 "ghi bàn", Ukraine phải phá hủy hệ thống phòng không của Nga

ISW cho rằng, để tạo điều kiện cho tiêm kích F-16 hoạt động, Ukraine phải tập trung nỗ lực đánh bại hệ thống phòng không Nga ở hậu phương cũng như trên các vùng lãnh thổ do Moscow kiểm soát.

1 Isw De F 16 Ghi Ban Ukraine Phai Pha Huy He Thong Phong Khong Cua Nga

Tiêm kích F-16 vừa được chuyển giao cho Ukraine (Ảnh: Telegram).

Theo các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, để sử dụng F-16 vừa chính thức tiếp nhận, Lực lượng Phòng vệ cần tập trung nỗ lực vào việc đánh bại hệ thống phòng không của đối phương ở hậu phương Nga và trên các vùng lãnh thổ do Moscow kiểm soát bằng vũ khí tầm xa của phương Tây.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã xác nhận máy bay F-16 đã đến Ukraine vào ngày 4/8 và ông đặc biệt cảm ơn Đan Mạch, Hà Lan và Mỹ.

2 Isw De F 16 Ghi Ban Ukraine Phai Pha Huy He Thong Phong Khong Cua Nga

Báo cáo có đoạn: "ISW tiếp tục đánh giá, Ukraine sẽ cần một số lượng lớn máy bay F-16 để triển khai chúng ở quy mô cần thiết để tích hợp thành công các máy bay chiến đấu vào một hệ thống phòng không rộng hơn. Ukraine cũng sẽ cần tiếp tục nỗ lực đánh bại các hệ thống phòng không ở hậu phương Nga và trên những vùng lãnh thổ do Moscow kiểm soát bằng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để có thể sử dụng máy bay F-16".

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, một số nhà quan sát quân sự của Nga đã phản ứng với sự xuất hiện của F-16 bằng cách cố gắng hạ thấp tác động tiềm tàng của chúng trên chiến trường. Họ nói rằng truyền thông phương Tây và Ukraine đã "thổi phồng" sự xuất hiện của dòng chiến đấu cơ này để đánh lạc hướng khỏi những thất bại (của Kiev) trên chiến trường.

Nhiều nhà quan sát người Nga ngay lập tức chuyển sang thảo luận về cách lực lượng Moscow sẽ bắt đầu nhắm mục tiêu và phá hủy chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất.

Các nhà bình luận và quan chức Nga thường xuyên tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây cho Ukraine là "ranh giới đỏ" mà nếu vượt qua, sẽ buộc Moscow phải dùng đến biện pháp đáp trả. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng Nga đã nhiều lần chứng minh rằng việc ám chỉ đến cái gọi là "ranh giới đỏ" như một động tác kỹ thuật có tính toán để buộc phương Tây không cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Kiev.

Kể từ khi bắt đầu xung đột, các chính trị gia phương Tây và Ukraine đã nhiều lần vượt qua "ranh giới đỏ" do Moscow tự xác định mà không gây ra phản ứng đáng kể nào từ Nga. Điều này, xét theo những bình luận của các kênh thông tin quân sự Nga, cũng sẽ xảy ra trong trường hợp Moscow phản ứng với việc cung cấp máy bay F-16.

3 Isw De F 16 Ghi Ban Ukraine Phai Pha Huy He Thong Phong Khong Cua Nga

Bản đồ chiến sự Ukraine ngày 2/8. Trong đó, Nga kiểm soát khu vực màu hồng, những vòng tròn thể hiện các mặt trận, kích thước càng lớn càng nóng bỏng với nhiều tâm chấn Siversk, Bakhmut, Toretsk, Avdiivka. Các khu vực màu vàng là nơi lực lượng Moscow mới giành được (Ảnh: ISW).

Những điểm đáng chú ý trong báo cáo ngày 4/8 của ISW:

Thứ nhất, vào ngày 4/8, lực lượng Kiev được cho là đã thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một kho dầu của Nga ở khu vực Rostov và các cuộc tấn công bằng tên lửa vào những kho nhiên liệu ở vùng Lugansk do Moscow kiểm soát.

Thứ hai, Ukraine khẳng định họ đã nhận được lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do Mỹ sản xuất.

Thứ ba, những nhà quan sát quân sự người Nga đã phản ứng với sự xuất hiện của F-16 bằng cách cố gắng hạ thấp tác động chiến đấu tiềm tàng của chúng và mô tả việc chuyển giao chiến đấu cơ này cũng như các hệ thống vũ khí phương Tây khác là "ranh giới đỏ" không thể vượt qua.

Thứ tư, gần đây, quân đội Nga đã có những bước tiến được xác nhận ở phía đông Pokrovsk (Avdiivka), phía tây Donetsk và ở khu vực biên giới hành chính của các vùng Donetsk và Zaporizhia.

Thứ năm, ngành công nghiệp quốc phòng Nga được cho là vẫn tiếp tục sản xuất tên lửa sử dụng các thành phần của phương Tây.

Theo Ukrainska Pravda

Nguồn: Báo điện tử Dân trí

Bài liên quan