Theo báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), chi phí khổng lồ để duy trì cuộc xâm lược toàn diện tại Ukraine cùng kế hoạch kéo dài chiến tranh đang làm kinh tế Nga suy thoái rõ rệt.
Theo báo cáo thống kê từ Goldman Sachs, trước khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, Ngân hàng Trung ương Nga sở hữu khối lượng tài sản đáng kể, bao gồm khoảng 95 tỷ USD, 189 tỷ euro, 77 tỷ USD giá trị quy đổi sang Nhân dân tệ, 132 tỷ USD bằng vàng, và khoảng 100 tỷ USD dưới dạng trái phiếu và các loại ngoại tệ khác.
Tuy nhiên, chỉ sau 1.000 ngày kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine, con số này gần như đã cạn kiệt.
Năm 2021, ngân sách nhà nước Nga ghi nhận mức thặng dư 524 tỷ rúp.
Nhưng đến năm 2022 và 2023, mức thặng dư này không còn, thay vào đó là khoản thâm hụt ngân sách lên tới hơn 3,2 nghìn tỷ rúp.
Nguyên nhân chính đến từ chi phí chiến tranh quá lớn và tốc độ gia tăng chi tiêu quân sự không ngừng.
Nền kinh tế Nga diễn biến ngày càng xấu vì chiến tranh kéo dài
Ngân hàng Trung ương Nga, dưới sự lãnh đạo của bà Elvira Nabiullina, đã buộc phải tăng lãi suất chủ chốt lên mức 21% – mức cao nhất trong lịch sử hiện đại của Nga.
ISW nhận định rằng "nền kinh tế và nỗ lực chiến tranh của Nga đang chịu áp lực ngày càng lớn", điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho khả năng kéo dài chiến dịch của Tổng thống Vladimir Putin.
Đáng chú ý, mức lãi suất chủ chốt hiện nay thậm chí vượt ngưỡng khẩn cấp 20% được áp dụng vào tháng 2/2022, khi Nga phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ phương Tây và sự cô lập kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng mức lãi suất cao đang làm suy giảm đáng kể đầu tư của khu vực tư nhân.
Ông Vasily Astrov, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna, cho rằng chi phí vay vốn hiện nay đã vượt qua khả năng sinh lợi của nhiều ngành công nghiệp.
Đáp lại, bà Nabiullina lập luận rằng lãi suất cao có thể khuyến khích các doanh nghiệp tái đầu tư từ lợi nhuận thay vì đi vay, nhưng ông Astrov chỉ trích quan điểm này là "thiếu thực tế", đặc biệt khi lạm phát chủ yếu đến từ các yếu tố liên quan đến nguồn cung.
Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng dự đoán GDP Nga sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm nay, tổ chức này cũng cảnh báo rằng nền kinh tế Nga sẽ giảm tốc mạnh vào năm tới. Hiện tại, tăng trưởng kinh tế của Nga phần lớn được hỗ trợ bởi mối quan hệ thương mại gia tăng với các quốc gia "thân thiện", bao gồm việc sử dụng đội tàu chở dầu "ngoài sổ sách" và mức chi tiêu quốc phòng kỷ lục.
Năm 2023, chi tiêu quốc phòng của Nga đã đạt mức 6,4 nghìn tỷ rúp, và dự kiến sẽ vượt mốc 10 nghìn tỷ rúp trong năm nay. Thống kê cho thấy khoảng 75% ngân sách quốc gia Nga hiện đang được dành cho mục đích quân sự, với mức chi trung bình hàng ngày là 38 tỷ rúp.
Cùng với đó, đồng rúp Nga tiếp tục chịu áp lực lớn khi đồng USD hiện có giá 106,46 rúp. Dù giá trị đồng rúp tạm thời hồi phục nhẹ nhờ động thái bán tháo USD, các chuyên gia nhận định xu hướng này không thể kéo dài trong bối cảnh Nga đang đối mặt với hàng loạt thách thức tài chính nghiêm trọng.
Năm 2023, chi tiêu quốc phòng của Nga đạt mức 6,4 nghìn tỷ rúp, và dự kiến trong năm nay, con số này sẽ vượt quá 10 nghìn tỷ rúp.
Đáng chú ý, khoảng 75% ngân sách kinh tế quốc gia hiện đang được sử dụng cho các mục đích quân sự, với mức chi trung bình hàng ngày là 38 tỷ rúp.
Đồng thời, đồng rúp Nga cũng chịu áp lực nặng nề khi đồng USD đang có giá trị 114,46 rúp.
Mặc dù tạm thời giảm nhẹ so với ngày hôm trước nhờ động thái bán tháo USD, nhưng các chuyên gia nhận định rằng xu hướng này khó có thể duy trì lâu dài trong bối cảnh kinh tế Nga đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Lạm phát nghiêm trọng
Nền kinh tế Nga đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, và lạm phát là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự lao dốc này. Chỉ tính riêng trong năm nay, lạm phát thực phẩm đã tăng vọt tới 70%, với giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu leo thang chóng mặt.
Theo số liệu công bố chính thức của Rosstat:
- Giá khoai tây tăng 73%.
- Giá bơ tăng 30%.
- Giá hành tây tăng 33%.
- Bắp cải, củ cải đường lần lượt tăng 26% và 25%.
- Các mặt hàng thực phẩm khác như thịt cừu (+21%), sữa (+15%), và thịt bò (+11%) cũng không ngoại lệ.
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2022, lạm phát thực sự được ước tính ở mức 71,4% – một con số vượt xa mức 28% do chính phủ Nga công bố.
Những khó khăn kinh tế này có thể sẽ buộc chính phủ Nga phải tính toán lại các chiến lược đối ngoại và đối nội trong thời gian tới.
Theo Rosstat/ISW/IMF/Goldman Sachs