Ngành nông nghiệp của Anh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng kể từ sau Brexit. Các doanh nghiệp và chủ trang trại đã tìm nhiều cách để tuyển dụng và giữ chân người lao động song mọi nỗ lực đều không mang lại kết quả. Trang trại của ông Mitchell ở Scotland thiếu hụt lao động trầm trọng. Ảnh: NYT Một đi không trở lại Ông Ross Mitchell khoanh tay suy ngẫm trong căn bếp của mình ở miền Bắc Scotland. Ông chủ trang trại trồng việt quất này thở dài thườn thượt và cho biết: điều chiếm lĩnh tâm trí ông nhiều nhất lúc này là tình trạng thiếu lao động. “Mọi việc thật sự khó khăn”, người nông dân 36 tuổi nói với The New York Times. Trước đó, chiếc xe buýt chở những người Bulgaria mà ông thuê tới thu hoạch việt quất đã không đến. Mitchell gọi đó là vụ “cướp lao động” và giải thích: Trong đêm dừng chân ở Birmingham, 30 người Bulgaria trên xe đã bị thuyết phục bởi một nhà máy đưa ra mức tiền lương hấp dẫn hơn để gạ gẫm. Và họ đã từ bỏ đích đến ban đầu. Sự thay đổi đột ngột này khiến ông Mitchell, nhà cung cấp trái cây cho một chuỗi siêu thị lớn ở Anh, mất khoảng 50 tấn trái cây trị giá nửa triệu bảng (680.000 đô la Mỹ) chỉ trong vài tuần. Ông Mitchell không phải là người duy nhất lâm vào tình huống đau khổ này. Những câu chuyện tương tự được nhiều nhà tuyển dụng , trong đó đáng chú ý nhất là ngành y tế và khách sạn. Hàng loạt bệnh viện ở Anh đang phải vật lộn để tìm bác sĩ và y tá. Các trường đại học không thu hút được học giả và sinh viên nước ngoài. Nhân viên tài chính ngân hàng thì đổ sang Đức và Pháp để tìm kiếm việc làm. Ngành xây dựng cuối năm ngoái cảnh báo rằng cơ sở hạ tầng của nước Anh sẽ bị tụt hậu nếu nước này không đào tạo đủ công nhân tương ứng với sự thiếu hụt lao động đến từ các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU). Khoảng một nửa số công nhân xây dựng ở London và vùng Đông Nam là người nước ngoài. Hiện tượng trên gắn liền với quyết định của Anh rời khỏi Liên hiệp châu Âu (Brexit). Kể từ đó, hàng ngàn người châu Âu đã rời khỏi Anh hoặc không trở lại, gây ra sự sụt giảm đáng kể những lao động di cư “Brexodus”. Lượng người di cư ròng năm ngoái, theo số liệu của chính phủ, đã giảm một phần ba, tương đương 106.000 người, mức giảm lớn nhất kể từ khi bắt đầu thống kê năm 1964. Tình trạng Brexodus nổi bật trong ngành nông nghiệp, nơi dựa chủ yếu vào lao động thủ công, đặc biệt là từ các nước châu Âu nghèo hơn như Romania và Bulgaria. Trong khi châu Âu đang chứng kiến sự bùng nổ công nhân thời vụ, có mặt tại mọi ngóc ngách của lục địa già, thì nhiều người đang có xu hướng “lẩn tránh” Anh Quốc. Trong trường hợp của ông Mitchell, dấu hiệu của sự sụt giảm lao động xuất hiện ngay mùa thu sau cuộc trưng cầu Brexit tháng 6-2016. Mùa xuân năm 2017 thì lao động bắt đầu giảm mạnh. “Những người đã làm việc 5-6 năm với chúng tôi cho biết họ sẽ không trở lại. Chúng tôi thực sự không thể thay thế và tuyển dụng được”, ông nói. Trên khắp nước Anh, những người nông dân trồng hoa quả như ông Mitchell đang phải cố gắng vừa tuyển dụng vừa giữ công nhân cho mùa xuân năm nay, bởi cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động đang thu hẹp sẽ trở nên ngày một dữ dội hơn. Ngày càng tồi tệ Theo Hiệp hội Nông dân quốc gia (NFU), ngành nông nghiệp của Anh phải đối mặt với tình trạng thiếu 13-29% lao động hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 9. Ông John Hardman, Giám đốc của Hops Labour Solutions, một nhà cung cấp công nhân thời vụ, cho hay năm 2017 lao động giảm 40% trong mùa cao điểm từ tháng 4-9, so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia dự đoán tình trạng thiếu hụt sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm tới. Nông dân Anh đang làm mọi thứ để thuyết phục lao động từ các nước châu Âu đến làm việc cho họ: nào nâng lương, cải thiện điều kiện lao động. Trong một số trường hợp, mức thù lao được tăng lên 15 bảng (20 đô la Mỹ)/giờ, kèm theo các ưu đãi đặc biệt như sân chơi tennis, rạp chiếu phim… Tuy nhiên, việc tuyển dụng vẫn rất khó khăn. “Các doanh nghiệp đang cố gắng làm cho mọi người đến làm việc dễ dàng và dễ chịu hơn, song lao động vẫn tránh xa nước Anh” – Jack Ward, Giám đốc điều hành Hiệp hội Người trồng trọt ở Anh, nói. Tại Anh, cuộc bỏ phiếu Brexit tập trung vào vấn đề nhập cư, và những người ủng hộ phàn nàn rằng người lao động, đặc biệt là từ các quốc gia thành viên của EU như Romania và Bulgaria, đang “đánh cắp” việc làm của người Anh. Thêm nữa, đồng bảng Anh đang ngày càng sụt giá so với euro, vì vậy những người nhập cư từ Bulgaria và Romania, thấy không cần phải đi xa tới Anh để tìm việc, mà họ có thể dễ dàng có một công việc tương tự gần nhà hơn, chẳng hạn ở Đức và Hà Lan. Do nhiều quốc gia trong EU đều có nhu cầu thuê người thu hoạch trái cây, nên cuộc cạnh tranh đối với lao động trẻ, khỏe trở nên khắc nghiệt hơn. Ông Hardman cho biết, lao động đến Anh hiện nay thường là già hơn và kém kỹ năng hơn. Còn việc tuyển dụng người Anh làm công việc này, theo ông Hardman, là không khả thi. Các quan chức giải thích, sở dĩ tuyển dụng công nhân Anh khó khăn, bởi vì tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực nông nghiệp rất thấp, đặc biệt là ở miền Nam, và người dân địa phương không muốn di chuyển khắp đất nước cho một công việc mà không có triển vọng dài hạn. Hàng năm Anh thường thuê khoảng 80.000 công nhân thời vụ, hơn 90% trong số đó là người EU. Nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng, việc sản xuất sản phẩm tươi ở Anh có nguy cơ bị mất vào tay các đối thủ cạnh tranh ở Hà Lan, Ba Lan và Ireland. Các siêu thị có thể sẽ chuyển sang bán hàng nhập khẩu. Thực tế cho thấy, nhiều nông dân đã phải tăng giá bán buôn, do chi phí lao động gia tăng, trong khi các siêu thị vẫn duy trì mức giá bán lẻ không thay đổi. “Đó là một tác động rất lớn”, bà Alison Capper, lãnh đạo NFU, nói. Bà Capper cũng sở hữu một vườn cây ăn trái ở Midlands trồng táo Gala. Năm nay bà thiếu 20% công nhân thu hoạch. Điều đó có nghĩa là 35 tấn táo sẽ không được hái cho đến khi chúng chín nẫu và chỉ được sử dụng để làm nước trái cây, ít sinh lợi hơn táo tươi. Ngành nông nghiệp đang kêu gọi chính phủ tái thực hiện chương trình lao động thời vụ, vốn bị bà Theresa May, hồi đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phụ trách vấn đề nhập cư, ra lệnh tạm dừng năm 2013. Chương trình này vẫn được các nước EU khác áp dụng, cho phép những người nhập cư không phải là người châu Âu, được làm việc ở Anh theo hợp đồng và địa điểm cố định. Điều này, đối với ông Mitchell là rất có ý nghĩa. Bởi những lao động đến từ EU được tự do di chuyển, được lựa chọn công việc nào lương cao hơn, kể cả những việc không liên quan đến nông nghiệp. Vì vậy mới có chuyện thay đổi giữa chừng như ở trên. Còn lao động ngoài EU, sẽ phải cam kết làm việc ở địa điểm như đã ghi trong hợp đồng và không có quyền thay đổi. Chính phủ Anh, cho đến nay, vẫn từ chối áp dụng lại chương trình lao động thời vụ. Song Bộ Nội vụ Anh cho biết sẽ xem xét và đánh giá cẩn thận chính sách này. Trong khi Bộ Nội vụ chần chừ và thận trọng, thì ông Mitchell và những người nông dân khác coi đây là chuyện “cấp bách”, không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà đối với toàn bộ nền kinh tế. Tất cả mọi người, ông nói, đang chiến đấu cho nguồn cung ứng lao động.
Ngành nông nghiệp của Anh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng kể từ sau Brexit. Các doanh nghiệp và chủ trang trại đã tìm nhiều cách để tuyển dụng và giữ chân người lao động song mọi nỗ lực đều không mang lại kết quả.
Một đi không trở lại
Ông Ross Mitchell khoanh tay suy ngẫm trong căn bếp của mình ở miền Bắc Scotland. Ông chủ trang trại trồng việt quất này thở dài thườn thượt và cho biết: điều chiếm lĩnh tâm trí ông nhiều nhất lúc này là tình trạng thiếu lao động. “Mọi việc thật sự khó khăn”, người nông dân 36 tuổi nói với The New York Times.
Trước đó, chiếc xe buýt chở những người Bulgaria mà ông thuê tới thu hoạch việt quất đã không đến. Mitchell gọi đó là vụ “cướp lao động” và giải thích: Trong đêm dừng chân ở Birmingham, 30 người Bulgaria trên xe đã bị thuyết phục bởi một nhà máy đưa ra mức tiền lương hấp dẫn hơn để gạ gẫm. Và họ đã từ bỏ đích đến ban đầu.
Sự thay đổi đột ngột này khiến ông Mitchell, nhà cung cấp trái cây cho một chuỗi siêu thị lớn ở Anh, mất khoảng 50 tấn trái cây trị giá nửa triệu bảng (680.000 đô la Mỹ) chỉ trong vài tuần.
Ông Mitchell không phải là người duy nhất lâm vào tình huống đau khổ này. Những câu chuyện tương tự được nhiều nhà tuyển dụng , trong đó đáng chú ý nhất là ngành y tế và khách sạn.
Hàng loạt bệnh viện ở Anh đang phải vật lộn để tìm bác sĩ và y tá. Các trường đại học không thu hút được học giả và sinh viên nước ngoài. Nhân viên tài chính ngân hàng thì đổ sang Đức và Pháp để tìm kiếm việc làm. Ngành xây dựng cuối năm ngoái cảnh báo rằng cơ sở hạ tầng của nước Anh sẽ bị tụt hậu nếu nước này không đào tạo đủ công nhân tương ứng với sự thiếu hụt lao động đến từ các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU). Khoảng một nửa số công nhân xây dựng ở London và vùng Đông Nam là người nước ngoài.
Hiện tượng trên gắn liền với quyết định của Anh rời khỏi Liên hiệp châu Âu (Brexit). Kể từ đó, hàng ngàn người châu Âu đã rời khỏi Anh hoặc không trở lại, gây ra sự sụt giảm đáng kể những lao động di cư “Brexodus”. Lượng người di cư ròng năm ngoái, theo số liệu của chính phủ, đã giảm một phần ba, tương đương 106.000 người, mức giảm lớn nhất kể từ khi bắt đầu thống kê năm 1964.
Tình trạng Brexodus nổi bật trong ngành nông nghiệp, nơi dựa chủ yếu vào lao động thủ công, đặc biệt là từ các nước châu Âu nghèo hơn như Romania và Bulgaria. Trong khi châu Âu đang chứng kiến sự bùng nổ công nhân thời vụ, có mặt tại mọi ngóc ngách của lục địa già, thì nhiều người đang có xu hướng “lẩn tránh” Anh Quốc.
Trong trường hợp của ông Mitchell, dấu hiệu của sự sụt giảm lao động xuất hiện ngay mùa thu sau cuộc trưng cầu Brexit tháng 6-2016. Mùa xuân năm 2017 thì lao động bắt đầu giảm mạnh.
“Những người đã làm việc 5-6 năm với chúng tôi cho biết họ sẽ không trở lại. Chúng tôi thực sự không thể thay thế và tuyển dụng được”, ông nói.
Trên khắp nước Anh, những người nông dân trồng hoa quả như ông Mitchell đang phải cố gắng vừa tuyển dụng vừa giữ công nhân cho mùa xuân năm nay, bởi cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động đang thu hẹp sẽ trở nên ngày một dữ dội hơn.
Ngày càng tồi tệ
Theo Hiệp hội Nông dân quốc gia (NFU), ngành nông nghiệp của Anh phải đối mặt với tình trạng thiếu 13-29% lao động hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 9. Ông John Hardman, Giám đốc của Hops Labour Solutions, một nhà cung cấp công nhân thời vụ, cho hay năm 2017 lao động giảm 40% trong mùa cao điểm từ tháng 4-9, so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia dự đoán tình trạng thiếu hụt sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm tới.
Nông dân Anh đang làm mọi thứ để thuyết phục lao động từ các nước châu Âu đến làm việc cho họ: nào nâng lương, cải thiện điều kiện lao động. Trong một số trường hợp, mức thù lao được tăng lên 15 bảng (20 đô la Mỹ)/giờ, kèm theo các ưu đãi đặc biệt như sân chơi tennis, rạp chiếu phim… Tuy nhiên, việc tuyển dụng vẫn rất khó khăn.
“Các doanh nghiệp đang cố gắng làm cho mọi người đến làm việc dễ dàng và dễ chịu hơn, song lao động vẫn tránh xa nước Anh” – Jack Ward, Giám đốc điều hành Hiệp hội Người trồng trọt ở Anh, nói.
Tại Anh, cuộc bỏ phiếu Brexit tập trung vào vấn đề nhập cư, và những người ủng hộ phàn nàn rằng người lao động, đặc biệt là từ các quốc gia thành viên của EU như Romania và Bulgaria, đang “đánh cắp” việc làm của người Anh. Thêm nữa, đồng bảng Anh đang ngày càng sụt giá so với euro, vì vậy những người nhập cư từ Bulgaria và Romania, thấy không cần phải đi xa tới Anh để tìm việc, mà họ có thể dễ dàng có một công việc tương tự gần nhà hơn, chẳng hạn ở Đức và Hà Lan. Do nhiều quốc gia trong EU đều có nhu cầu thuê người thu hoạch trái cây, nên cuộc cạnh tranh đối với lao động trẻ, khỏe trở nên khắc nghiệt hơn.
Ông Hardman cho biết, lao động đến Anh hiện nay thường là già hơn và kém kỹ năng hơn. Còn việc tuyển dụng người Anh làm công việc này, theo ông Hardman, là không khả thi. Các quan chức giải thích, sở dĩ tuyển dụng công nhân Anh khó khăn, bởi vì tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực nông nghiệp rất thấp, đặc biệt là ở miền Nam, và người dân địa phương không muốn di chuyển khắp đất nước cho một công việc mà không có triển vọng dài hạn.
Hàng năm Anh thường thuê khoảng 80.000 công nhân thời vụ, hơn 90% trong số đó là người EU.
Nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng, việc sản xuất sản phẩm tươi ở Anh có nguy cơ bị mất vào tay các đối thủ cạnh tranh ở Hà Lan, Ba Lan và Ireland. Các siêu thị có thể sẽ chuyển sang bán hàng nhập khẩu. Thực tế cho thấy, nhiều nông dân đã phải tăng giá bán buôn, do chi phí lao động gia tăng, trong khi các siêu thị vẫn duy trì mức giá bán lẻ không thay đổi.
“Đó là một tác động rất lớn”, bà Alison Capper, lãnh đạo NFU, nói.
Bà Capper cũng sở hữu một vườn cây ăn trái ở Midlands trồng táo Gala. Năm nay bà thiếu 20% công nhân thu hoạch. Điều đó có nghĩa là 35 tấn táo sẽ không được hái cho đến khi chúng chín nẫu và chỉ được sử dụng để làm nước trái cây, ít sinh lợi hơn táo tươi.
Ngành nông nghiệp đang kêu gọi chính phủ tái thực hiện chương trình lao động thời vụ, vốn bị bà Theresa May, hồi đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phụ trách vấn đề nhập cư, ra lệnh tạm dừng năm 2013. Chương trình này vẫn được các nước EU khác áp dụng, cho phép những người nhập cư không phải là người châu Âu, được làm việc ở Anh theo hợp đồng và địa điểm cố định.
Điều này, đối với ông Mitchell là rất có ý nghĩa. Bởi những lao động đến từ EU được tự do di chuyển, được lựa chọn công việc nào lương cao hơn, kể cả những việc không liên quan đến nông nghiệp. Vì vậy mới có chuyện thay đổi giữa chừng như ở trên. Còn lao động ngoài EU, sẽ phải cam kết làm việc ở địa điểm như đã ghi trong hợp đồng và không có quyền thay đổi.
Chính phủ Anh, cho đến nay, vẫn từ chối áp dụng lại chương trình lao động thời vụ. Song Bộ Nội vụ Anh cho biết sẽ xem xét và đánh giá cẩn thận chính sách này.
Trong khi Bộ Nội vụ chần chừ và thận trọng, thì ông Mitchell và những người nông dân khác coi đây là chuyện “cấp bách”, không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà đối với toàn bộ nền kinh tế.
Tất cả mọi người, ông nói, đang chiến đấu cho nguồn cung ứng lao động.
Nguồn: http://xaluan.com