Chính phủ Anh cho rằng, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến một số sắc tộc thiểu số tại Anh từ chối tiêm vaccine phòng COVID-19.
Anh đã yêu cầu các mạng xã hội lớn gỡ bỏ những thông tin bóp méo sự thật liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, do lo ngại về tình trạng số đông trong cộng đồng người da đen và cộng đồng người Nam Á miễn cưỡng tham gia chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mà Chính phủ Anh đang tiến hành, một phần là do những người này không tin tưởng vào vaccine.
Cơ quan theo dõi những thông tin sai lệnh về COVID-19 của Chính phủ cho biết, họ đang theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan đến COVID-19 trên các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook, đồng thời yêu cầu những người quản lý các trang mạng xã hội gỡ bỏ các thông điệp được cho là thiếu chính xác.
Thị trưởng London Sadiq Khan và Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề vaccine của Anh Nadhim Zahawi cũng đã gửi thông điệp đến các cộng đồng sắc tộc thiểu số tại Anh về sự an toàn, hiệu quả của việc tiêm vaccine phòng COVID-19.
Nước Anh đã mở chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ đầu tháng 12 và đến nay đã tiêm phòng cho hơn 10% dân số.
Phát hiện ‘siêu virus corona’ mang 2 đột biến Anh và Nam Phi, giới khoa học báo động
Một biến thể corona mới mang cả hai đột biến nguy hiểm vừa được phát hiện tại Anh. Các nhà khoa học báo động vì lo ‘siêu virus’ này lây mạnh, độc lực cao và kháng vắc xin.
“Hoạ vô đơn chí” là cụm từ Đài Deutsche Welle (DW) của Đức dùng để mở đầu một bản tin mới về virus corona (SARS-CoV-2).
Theo DW, các chuyên gia của Vương quốc Anh vừa phát hiện một chùm 11 ca bệnh COVID-19 nhiễm biến thể Anh mang cả đột biến gen của biến thể Nam Phi.
Các nhà khoa học hết sức lo ngại trước diễn biến này vì hai biến thể nguy hiểm nhất hiện nay (B.1.1.7 và 501Y.V2) kết hợp lại có thể tạo ra một “siêu virus” không chỉ lây mạnh mà còn kháng vắc xin và độc lực cao.
Biến thể 501Y.V2 của Nam Phi mang đột biến gen gọi là E484K, nó cũng được phát hiện trên 2 biến thể Brazil là B.1.1.33 và B.1.1.28. Và nay E484K xuất hiện trên cả biến thể B.1.1.7 ở Anh.
Các biến thể trên được đánh giá là rất dễ lây trong nhóm dân số trẻ dưới 20 tuổi. Chúng còn có thể vô hiệu hóa kháng thể của hệ miễn dịch thông qua lây nhiễm tự nhiên hoặc vắc xin.
Hệ quả là những loại vắc xin đang sử dụng hiện nay hiệu quả bảo vệ không còn cao. Không chỉ vậy, những người đã từng nhiễm bệnh và hồi phục cũng có nguy cơ tái nhiễm. Các trường hợp tái nhiễm đã được Brazil ghi nhận.
“KHÔNG TỐT” là hai từ nhà dịch tễ học người Mỹ Eric Feigl-Ding, thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ mô tả tình hình trước mắt.
Còn ông Julian Tang, nhà virus học thuộc Đại học Leicester (Anh), gọi chùm ca COVID mới ở Anh là “một diễn biến đáng lo”. Trả lời Đài BBC, ông nhận định nếu các biến thể trên lan rộng, nó sẽ càng tạo điều kiện lý tưởng cho các biến thể mới hơn xuất hiện.
Mối quan ngại chung của các chuyên gia là nếu biến thể mới xác lập chỗ đứng trong dân số, sẽ vô cùng khó khăn để kiểm soát đại dịch cho dù con người đã bào chế được nhiều loại vắc xin khác nhau.
Chẳng hạn, theo chuyên gia Feigl-Ding, vắc xin của Moderna hiệu quả với biến thể Anh nhưng lại kém hiệu quả hơn 6 lần trước biến thể Nam Phi.
Các hãng dược đang chạy đua cập nhật vắc xin trước thách thức mới từ virus nhưng quá trình phát triển, thử nghiệm, xin giấy phép, sản xuất hàng loạt và triển khai tiêm chủng không đơn giản và mất rất nhiều thời gian.
Theo: Vtv/Tuổi Trẻ