Các nạn nhân mất hơn 4.6 triệu bảng cho các vụ lừa đảo liên quan coronavirus

Trong khi đất nước vật lộn với loại virus nguy hiểm, những kẻ lừa đảo coi đó là một cơ hội để lừa gạt mọi người. Các nạn nhân đã mất hơn 4.6 triệu bảng trong các vụ lừa đảo liên quan đến coronavirus vào thời gian phong tỏa.

Hơn 2.000 nạn nhân bị mất tiền qua các giao dịch bán hàng trực tuyến giả mạo, các cuộc gọi chào hàng ảo, các kế hoạch lương hưu không có thật và nhiều trò lừa bịp khác.

11.206 người khác tiết lộ mình là nạn nhân của email và tin nhắn lừa đảo nhằm dụ dỗ họ cung cấp thông tin cá nhân.

Các con số trên do Actionfraud, Trung tâm trực tuyến báo cáo gian lận và tội phạm mạng của Vương quốc Anh, công bố.

132 1 Cac Nan Nhan Mat Hon 46 Trieu Bang Cho Cac Vu Lua Dao Lien Quan Coronavirus

Kể từ khi phong tỏa, cảnh sát đã cảnh báo về nhiều vụ lừa đảo liên quan đến đại dịch coronavirus, bao gồm bán khẩu trang, bộ dụng cụ xét nghiệm, và các phương thuốc trị bệnh nhái” hoặc không có thật.

Một số người khác vướng vào hình thức lừa đảo thú cưng, trong đó các cơ sở phối giống giả mạo thu tiền đặt cọc từ những khách hàng không được phép rời khỏi nhà để đi xem tận mắt những chú chó con và mèo con mà họ nghĩ rằng mình đang mua.

Những kẻ lừa đảo khác cung cấp các khoản vay lãi suất thấp không có thật, hứa hẹn sẽ đẩy nhanh tiến trình giải quyết hồ sơ xin vay sau khi nhận được một khoản phí trả trước.

Actionfraud nói: "Để giảm thiểu tối đa con số này, chúng tôi muốn mọi người nắm được các bước rất đơn giản mà họ có thể thực hiện để bảo vệ bản thân khỏi việc giao tiền hoặc thông tin cá nhân cho tội phạm."

 

Trong tháng trước, 260 nạn nhân đã báo cáo việc nhận email quảng cáo giảm giá phí bản quyền TV.

"Các email thông báo với người nhận rằng thẻ ghi nợ của họ đã bị lỗi và họ cần phải trả tiền ngay để tránh bị truy tố. Người nhận được biết họ đủ điều kiện nhận gói “Ưu đãi cá nhân mùa COVID19” miễn phí trong sáu tháng.

"Các tin nhắn chứa liên kết đến các trang web yêu cầu xác thực, được thiết kế để đánh cắp thông tin cá nhân và thông tin tài chính.

"Hãy luôn đặt nghi vấn đối với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin tài chính của bạn đề phòng bị lừa đảo. Không bao giờ tự động nhấp vào liên kết trong email hoặc văn bản không rõ nguồn gốc."

Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) cảnh báo về các trò gian lận khác, bao gồm đề nghị đầu tư vào các dự án “có mục tiêu lý tưởng” như sản xuất nước rửa tay diệt khuẩn hoặc thuốc chữa bệnh COVID-19, cổ phiếu thị trường chứng khoán lợi nhuận cao và trợ giúp bồi thường cho kỳ nghỉ và chuyến bay.

FCA khuyên người dân nên kiểm tra thông tin của các doanh nghiệp đã đăng ký với FCA hoặc PRA (tại đây: Financial Services Register) và Danh sách cảnh báo các công ty giả mạo (Warning List of companies).

Theo Sky News

Bài liên quan