Lệnh phong tỏa khiến Victoria's Secret UK phá sản

Công ty kiểm toán Deloitte cho biết tin tức này tiếp tục là một minh chứng sống về tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành bán lẻ.

Hàng trăm người có nguy cơ thất nghiệp sau khi chi nhánh Victoria's Secret ở UK rơi vào khủng hoảng.

Hãng bán lẻ đồ lót có 25 cửa hàng ở Anh và 785 nhân viên đã phải tạm nghỉ có lương khi các cửa hàng không thiết yếu bị đóng cửa theo quy định phong tỏa của chính phủ.

132 1 Lenh Phong Toa Khien Victorias Secret Uk Pha San

Deloitte đã được thuê để tiến hành quản trị Victoria's Secret theo phương thức "giảm sốc", bằng cách tìm kiếm người mua lại thương hiệu đồ lót nay, trong khi giám đốc của hãng vẫn chịu trách nhiệm điều hành công việc thường nhật.

Rob Harding, quản lý của Deloitte, cho biết: "Đây lại là một đòn giáng mới vào lĩnh vực thương mại của Anh và là một ví dụ nữa về tác động của đại dịch COVID-19 đối với toàn bộ ngành bán lẻ.

"Ảnh hưởng của quá trình phong tỏa, kết hợp với những thách thức ngày càng lớn mà các cửa hàng trên phố đang phải đối mặt, đã dẫn đến nhu cầu hỗ trợ về tài chính và cuối cùng là đẩy doanh nghiệp vào tình trạng buộc phải đệ trình phá sản như hiện nay.

"Bây giờ chúng tôi sẽ làm việc với đội ngũ quản lý hiện tại và các bên liên quan để đánh giá tất cả các phương án phù hợp cho tương lai của doanh nghiệp.

Qing Wang, giáo sư marketing tại Trường kinh doanh Warwick và chuyên gia về các thương hiệu xa xỉ, cho biết: "Victoria’s Secret đã từng là một câu chuyện thành công điển hình, nhưng hiện nay nó đã gắn liền với chủ nghĩa phân biệt giới tính, coi phụ nữ như công cụ tình dục và thiếu tính đa dạng.

"Quyến rũ, gợi cảm và nổi bật vốn không phải là vấn đề. Bản thân những đặc điểm này cũng gắn với nhiều thương hiệu thời trang mang tính biểu tượng khác như Tom Ford, Abercrombie & Fitch và Alexander McQueen. Là một thương hiệu có cá tính, điều mà Victoria's Secret thiếu là tính bền vững và sự cam kết.

"Mọi thương hiệu đều cần một câu chuyện để truyền cảm hứng tới khách hàng và công chúng. Với Victoria's Secret, kênh truyền thông chính là show thời trang thường niên. Nó từng là một sự kiện văn hóa đại chúng, thu hút hàng triệu người xem mỗi năm. Đó là một khía cạnh quan trọng trong câu chuyện thành công của thương hiệu và một thành tựu tiếp thị đáng chú ý.

"Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi và một show từng mang lại cho thương hiệu rất nhiều thành công, gần đây, lại góp phần vào sự sụp đổ của nó. Nó đã không theo kịp các giá trị mạnh mẽ của thế hệ Millennials (thế hệ Y) và hậu Millennials, họ mới chính là khách hàng mục tiêu của công ty."

Bà nói thêm: "Mặc dù công chúng đã thể hiện quan điểm bằng cách từ bỏ Victoria's Secret, nhưng tình yêu của họ dành cho các siêu mẫu mà thương hiệu tạo ra - như Tyra Banks, Heidi Klum và Miranda Kerr – vẫn không dao động. Điều này cho thấy vấn đề cốt lõi là sự mất định hướng chung, chứ không phải là các yếu tố riêng lẻ của thương hiệu.

"Nếu chi nhánh Victoria's Secret ở Vương quốc Anh được cứu, họ cần một khởi đầu mới và cải tổ lại chiến lược tiếp thị và thương hiệu. Họ cần tự cập nhật, cải tiến, để phản ánh các giá trị của bình đẳng giới, tính bền vững và đa dạng, thu hút khách hàng hiện đại và cạnh tranh với các thương hiệu đang qua mặt họ."

Theo Sky News

Bài liên quan