Công chúa nước Anh, Daisy là một trong những người gây nhiều tranh cãi nhất ở thời cô sống. Cô vốn nổi tiếng là người vui vẻ, xinh đẹp và cư xử lịch thiệp. Chiếc vòng cổ cô được chồng tặng là một trong những vật phẩm được săn đón nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Cuộc đời của Công chúa Daisy
Công chúa Daisy sinh ngày 28-6-1873 với tên khai sinh là Mary Theresa Olivia Cornwallis-West tại Cung điện Ruthin ở Denbighshire, Wales (Anh). Cô có quan hệ rất thân thiết với gia đình Hoàng gia Anh. Cha cô là Đại tá William Cornwallis-West (1835–1917) và mẹ cô là bà Mary “Patsy” Fitzpatrick (1856–1920). Cô cũng là người rất gần gũi với Nữ hoàng Victoria.
Cuộc sống những năm đầu đời của cô cũng giống như bao bé gái khác trong hoàng gia. Tuy nhiên, nhờ vẻ ngoài xinh xắn nên cô được mọi người gọi là Daisy. Vào năm 1907, cô được xem là một trong những người phụ nữ đẹp nhất nước Anh.
Công chúa Daisy kết hôn với Hans Heinrich XV (1861–1938), một thành viên trong gia đình Hochberg vào năm 1891. Công chúa Daisy và chồng cô là chủ sở hữu của nhiều vùng đất rộng lớn cùng các mỏ than ở Silesia (hiện nay là Ba Lan, nhưng thời cô sống, đây vẫn thuộc về nước Đức). Nhờ vậy, gia đình Hochbergs nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và Công chúa Daisy có thể thoải mái hưởng thụ lối sống xa hoa.
Bí mật về chiếc vòng cổ ngọc trai
Vợ chồng cô Công chúa Daisy sống tại Cung điện Książ ở Silesia. Tuy nhiên, Công chúa Daisy lại không thích dinh thự này, cô thích ở cung điện Pszczyna, nơi cô từng sống trước kia.
Để làm vui lòng vợ, chồng cô đã tặng cô một chiếc vòng ngọc trai dài 6,7 m. Đây là một trong những chiếc vòng cổ đắt giá nhất trên thế giới. Tuy vậy, người ta đồn rằng, chiếc vòng lại mang lời nguyền của anh thợ lặn, người đã bỏ mạng khi mò những viên ngọc trai gắn trên vòng cổ của cô.
Công chúa Daisy từng đeo chiếc vòng ngọc trai trong các hội nghị chính thức. Khi cô xuất hiện lộng lẫy cùng chuỗi trang sức lấp lánh này ở London, mọi ánh nhìn đều hướng về phía cô. Công chúa Daisy ưa thích cuộc sống của người nổi tiếng và cô thường xuyên xuất hiện cùng các con mình trên tờ tạp chí Country Life.
Chuỗi ngọc trai trở thành biểu tượng cho quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời cô. Tuy nhiên, sau khi cô trút hơi thở cuối cùng, mọi người bắt đầu tin rằng, chính chuỗi ngọc trai đó là nguyên nhân cho những rắc rối trong cuộc sống của cô.
Những tin đồn về nỗi bất hạnh của Công chúa Daisy
Cuộc sống xa hoa không mang đến niềm vui cho ngôi nhà của Hans Heinrich và Daisy. Họ có 3 con trai: Hoàng tử Hans Heinrich XVII (1900–1984), Hoàng tử Alexander (1905–1984) và Count Bolko Konrad Friedrich (1910–1936). Tuy nhiên, cuộc hôn nhân giữa họ đã kết thúc vào tháng 12-1922.
Sau 3 năm ly dị người vợ đầu tiên, Hans Heinrich đã kết hôn với Clotilde (1898 – 1978) vào ngày 25 tháng 1 năm 1925. Sau đó, người vợ thứ hai của ông đã sinh hạ cho ông hai thiên thần xinh xắn. Tuy vậy, cuộc hôn nhân giữa họ cũng sớm lụi tắt sau 9 năm chung sống.
Trước khi ly hôn, Công chúa Daisy là một nhà cải cách xã hội và kêu gọi hoà bình cùng với những người bạn của cô, William II, Hoàng đế Đức và Hoàng đế Edward đệ nhị của nước Anh. Mối quan hệ khăng khít giữa Công chúa Daisy và Hoàng đế William luôn được các tờ báo Anh săn đón.
Công chúa Daisy càng khiến những tin đồn đi xa hơn khi cô cho xuất bản một loạt cuốn hồi ký ở Anh, Mỹ và châu Âu. Đây là vụ bê bối lớn và quyết định này đã khiến cô gặp nhiều rắc rối.
Cô thích đi du lịch, cưỡi ngựa và lái ô tô. Với tư cách là Công chúa lớn lên trong cung điện, cô dành nhiều thời gian để tới các vùng nông thôn và chơi đùa cùng trẻ em ở đây.
Thời kỳ hoàng kim trong cuộc đời cô chính thức khép lại khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra. Vào thời chiến, cô trở thành một y tá và khiến người dân châu Âu vô cùng xúc động khi cô chữa trị vết thương cho binh lính ở hai bên chiến tuyến. Công chúa Daisy thích công việc này vì nó cho cô cảm giác phiêu lưu và cơ hội gặp gỡ nhiều người thú vị.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, nhiều người bắt đầu ủng hộ Adolf Hitler. Tuy nhiên, Daisy lại hỗ trợ phe đối lập. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, cô tham gia rất tích cực vào các công việc từ thiện nhằm giúp đỡ các tù nhân ở trại tập trung Gross Rosen. Cuối cùng, cô bị đuổi khỏi Książ khi người Đức làm chủ cung điện này.
Huyền thoại về kho báu
Công chúa Daisy trút hơi thở cuối cùng tại một biệt thự ở thành phố Wałbrzych. Cô qua đời trong cảnh nghèo khổ và cô đơn vào ngày 29 tháng 6 năm 1943. Theo lời của những người dân địa phương, cô được an táng cùng với chuỗi ngọc trai tại một nghĩa trang gần nhà cô sống. Tuy nhiên, sau đó, thi hài cô lại được chuyến đến một nơi an toàn hơn trong công viên.
Thật không may, ngôi mộ mới của Công chúa Daisy tiếp tục lại bị những ánh mắt nhòm ngó của Nga để ý tới. Vì vậy, thi hài Công chúa Daisy lại được rời đến nghĩa trang của người biểu tình ở Szczawienek. Trong những năm 80 của thế kỷ trước, nghĩa trang này bị chính quyền địa phương Silesia phá huỷ nhưng thi hài cô đã được mang về lâu đài do gia đình chồng cũ của cô, Hochberg làm chủ.
Một vài cuộc thám hiểm đã cố gắng tìm ra kho báu huyền thoại của Công chúa Daisy. Chiếc vòng cổ ngọc trai ngay sau đó đã trở thành một loại “chén thánh” ở khu vực. May mắn thay, không thợ săn kho báu nào tìm thấy mộ Công chúa cuối cùng của lâu đài Książ.
Thực tế không hấp dẫn như trong huyền thoại
Nhờ công trình nghiên cứu của Tổ chức Daisy, bí ẩn về chiếc vòng đeo cổ dần được hé lộ. Truyền thuyết thật sự khác xa những điều xảy ra trong thực tế. Công chúa Daisy đã bán hầu hết số ngọc trai của cô vào năm 1936. Con trai cô, Bolko đã bị lực lượng cảnh sát bí mật của Đức Quốc xã bắt giữ mà không rõ lý do. Cậu bị tra tấn suốt hai tháng trời và phải ngồi tù cho đến khi mẹ cậu chịu trả một số tiền khổng lồ cho Đảng Quốc Xã. Điều đáng buồn là, người thanh niên đó đã bỏ mạng vì phải chịu thương tích quá nặng sau nhiều lần bị tra tấn.
Theo người cháu của Công chúa Daisy, nếu cô ấy được chôn cất cùng một chiếc vòng đeo cổ thì chiếc vòng đó chỉ dài 1m. Nơi chôn cất cuối cùng của cô vẫn là một bí mật mà gia đình chồng cô Hochberg muốn giữ kín bởi họ muốn cô được yên nghỉ.
Ngày nay, các lâu đài của cô trở thành những viện bảo tàng đẹp đẽ nhất ở Silesia. Nơi đây chứa đầy kỷ vật thuộc về người phụ nữ phi thường này. Các câu chuyện về cuộc đời Công chúa Daisy ngày càng được nhiều người trong khu vực biết đến và tư dinh cô sống giờ đây là địa điểm tham quan thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.
Nguồn: Kenh14.vn