EU sẵn sàng đón Anh trở lại, Brussels đang dụ London?

Tạo điều kiện cho London quay trở lại khi “hào khí” Brexit đang nhạt phai tại xứ sương mù là nhất cử lưỡng tiện với giới lãnh đạo EU…

Thúc ép Anh nhanh chóng kích hoạt Brexit, EU bắn mũi tên nhiều đích

The Guardian ngày 16/1/2018 cho hay, trong bài phát biểu trước các thành viên của Nghị viện Châu Âu (EP), Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (EU) Donald Tusk đã gợi ý về việc nước Anh có thể đảo ngược quyết định rời EU – Brexit.

“Nếu chính phủ Anh quyết định ra đi, Brexit sẽ trở thành hiện thực – với tất cả những hậu quả tiêu cực của nó – vào tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, sự việc sẽ khác đi nếu có sự thay đổi của những người bạn Anh. Chúng tôi vẫn mở cửa đón bạn”.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã ngay lập tức ủng hộ quan điểm này. “Ông Tusk cho biết cánh cửa của chúng tôi vẫn còn mở và tôi hy vọng điều đó sẽ được nghe rõ ràng ở London”.

426 Content 627
Chủ tích Hội đồng Châu Âu Donald Tuskvà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker

Như vậy, cả Chủ tịch EU lẫn Chủ tịch EC đều cho thấy luôn sẵn sàng mở cửa EU để đón nhận nước Anh trở lại, nếu quyết định về Brexit được thay đổi tại xứ sở sương mù.

Quan điểm của lãnh đạo cấp cao EU về việc tái đón nhận nước Anh là một sự bất ngờ với cả công luận và dư luận, nhất là trong bối cảnh Brussels và London đang tiến hành đàm phán để chính thức cho Brexit diễn ra.

Còn nhớ ngày 24/6/2016, một ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý tại nước Anh diễn ra và có kết quả là đa số người dân xứ sương mù chọn rời EU sau 43 năm “cơm không lành, canh không ngọt”, Chủ tịch EC đã kêu gọi nước Anh ra đi ngay lập tức.

“Người Anh đã quyết định họ muốn rời Liên minh châu Âu, vì vậy không cần phải đợi cho đến tháng 10/2016 mới đàm phán về các điều khoản để họ ra đi. Tôi muốn bắt đầu ngay lập tức”, CNNdẫn lời Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker.

Tiếp theo, trong Thông cáo của cuộc họp các Ngoại trưởng Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Luxembourg và Hà Lan cũng đã thề hiện quan điểm của các thành viên EU là muốn nước Anh ra đi sớm.

“Chúng tôi muốn nước Anh thực hiện quyết định càng sớm càng tốt…Chúng tôi coi việc này rất nghiêm trọng và quyết tâm làm cho EU hoạt động tốt hơn, đảm bảo lợi ích cho tất cả công dân của mình”.

Khi đó, việc hối thúc London ngay lập tức kích hoạt Brexit được cho là Brussels bắn một mũi tên trúng nhiều đích, trong đó quan trọng nhất là chặn nguy cơ domino-exit và hạn chế tối đa thực thể thứ 3 trở thành ngư ông đặc lợi làm hại EU.

Bởi lẽ, việc hối thúc London nhanh chóng thực hiện tiến trình Brexit sẽ khiến cho mâu thuẫn nội tại của nước Anh càng thêm sâu sắc, thậm chí có thể tạo nên bất ổn xã hội – điều kiện quan trong nhất cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

426 Content 628
Hậu quả trực tiếp từ Brexit thì EU có thể khắc phục, nhưng hiệu ứng tiêu cực của nó thì không dễ hoá giải

Điếu đó chẳng khác nào chứng minh Brexit thực sự là sai lầm của những người ủng hộ nước Anh ra khỏi EU. Khi có sự cộng hưởng bởi thúc ép từ EU sẽ khiến cho phe ủng hộ Brexit còn đang ngây ngất với chiến thắng, không kịp trở tay.

Khi lực lượng ủng hộ Brexit bị phản đòn tại xứ sở sương mù, điều đó sẽ khiến cho hiệu ứng Brexit phản tác dụng, từ đó sẽ làm nhụt chí những lực lượng muốn điều ấy xảy ra tại một số quốc gia khác.

Như vậy, chỉ cần tấn công mạnh vào điểm rơi sau trạng thái hưng phấn của phe ủng hộ Brexit tại nước Anh, lãnh đạo EU đã tạo ra một hiệu ứng tốt nhất ngăn chặn nguy cơ domino-exit mà không có thể khiến EU phân rã, thậm chí tan rã.

Bên cạnh đó, khi Brexit diễn ra cùng lúc EU giảm sức mạnh, khiến cho các thực thể thứ 3 khác như Trung Quốc hay Mỹ nhân cơ hội “đục nước béo cò”, “té nước theo mưa” gây nguy hại, làm thiệt hại cho EU.

Và để giảm tác hại của việc ấy thì cách tốt nhất là làm giảm thành quả mà đối thủ có thể hưởng được từ Brexit, trong đó việc nhanh chóng dứt khoát với nước Anh khi cảm giác “hối hận” đang tăng lên trong xã hội Anh là một cách làm hiệu quả nhất.

Còn khi nước Anh chưa danh chính ngôn thuận là “quốc gia ngoài EU” thì quốc gia này chưa thể đón nhận những gì mà một bên thứ ba mang tới cho họ nếu vi phạm luật lệ của cơ chế liên minh.

EU càng thúc ép nước Anh thì nước Anh càng rối, hậu quả bởi Brexit càng lớn với quốc gia này. Như vậy là những bất lợi từ hiệu ứng Brexit đối với EU đã bị đẩy về phía nước Anh thông qua những phản ứng mạnh mẽ từ những nhà lãnh đạo của EU.

Sự thúc ép của EU khiến cho nhiệm vụ quan trọng nhất của chính quyền nước Anh lúc này phải tập trung vào việc giải quyết các vấn đề với EU. Điều đó cho thấy EU đã dứt khoát tước bỏ cơ hội “chạy lại” của nước Anh.

426 Content 629
Brussels có đã khiến các thực thể thứ 3 không thể lợi dụng Brexit để làm hại EU

Mở cửa đón nước Anh trở lại, mũi tên nhiều đích ngắm của EU

Cho đến nay, sau hơn 1 năm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý lịch sử tại nước Anh với kết quả là người dân xứ sương mù chọn Brexit, nhũng gì đang diễn ra hai bên bở biển Mance dường như đã theo đúng sự tính toán của giới lãnh đạo EU.

Điều đó có được là nhờ sự sai lầm trong nước cờ chính trị “bầu cử sớm” của nữ Thủ tướng Anh Theresa May, khiến cho quyền lực của chính phủ Anh thời hậu Brexit yếu hẳn đi, sự quyết đoán của London trở nêu yếu thế hơn Brussels.

Vậy mà bỗng dưng cả Chủ tịch EU lẫn Chủ tịch EC đều sẵn sàng mở cửa đón nhận trở lại nước Anh nếu có sự thay đổi về Brexit tại xứ sở sương mù. Điều gì khiến Brussels lại thay đổi thái độ với London như vậy?

Bài liên quan