Gần 20 nước thành viên EU đồng loạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga, hành động đoàn kết hiếm hoi nhắm vào Moscow sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal tại Anh. Khi các nhà lãnh đạo EU gặp nhau tối 22/3 để ăn tối làm việc trong trụ sở mới hào nhoáng của họ, câu chuyện của họ tập trung về vấn đề Nga.
Gần 20 nước thành viên EU đồng loạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga, hành động đoàn kết hiếm hoi nhắm vào Moscow sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal tại Anh.
Khi các nhà lãnh đạo EU gặp nhau tối 22/3 để ăn tối làm việc trong trụ sở mới hào nhoáng của họ, câu chuyện của họ tập trung về vấn đề Nga.
Giữa món sò điệp và thịt cừu, Thủ tướng Anh Theresa May chia sẻ thông tin tình báo chỉ ra việc Moscow đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga ngay trên lãnh thổ của Anh.
Nữ thủ tướng Anh vốn là nhân vật không được chào đón trong cuộc gặp các lãnh đạo của EU. Đơn giản vì bà đang đàm phán cuộc “ly hôn” giữa quốc đảo Anh với khối. Nhưng lần này, mọi thứ lại khác.
Tới sáng hôm sau, lãnh đạo EU thống nhất cả khối sẽ hành động phối hợp. Khi đó Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị các nước thành viên xem xét trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao Nga.
“Hãy cùng hành động vào lúc 15h (giờ Trung Âu) ngày 26/3”, New York Times dẫn lời quan chức EU giấu tên cho biết về đề nghị của Tổng thống Macron.
Vấn đề chia rẽ
EU vốn không phải hình mẫu hành động quyết đoán kiểu vậy. Nhưng hành động trục xuất tập thể của gần 20 quốc gia hôm 26/3 là quyết liệt và mạnh mẽ. Nó diễn ra cùng lúc với việc Mỹ trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga, báo hiệu thời kỳ mới cứng rắn hơn của phương Tây đối với Moscow và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Tôi không nghĩ từng có trường hợp nào nhiều quốc gia đồng loạt phối hợp trục xuất các nhà ngoại giao như vậy”, Ian Bond, nhà ngoại giao về hưu của Anh, nói. Ông Bond nhấn mạnh đây là lần đầu tiên từ sau Chiến tranh Lạnh các nước nhỏ ở châu Âu ra quyết định trục xuất nhân viên ngoại giao Nga.
Nga luôn là vấn đề khó khăn với EU khi đóng vai trò cung cấp năng lượng chủ chốt. Lãnh đạo các nước EU không ít lần chia rẽ trước quyết định có hay không đối đầu với nước Nga của Tổng thống Putin, chính trị gia khôn ngoan và dày dạn kinh nghiệm trong các vấn đề với châu Âu.
Tuy nhiên, vụ đầu độc hôm 4/3 tại Salisbury, Anh, nhắm vào cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia, đã vượt quá lằn ranh giới hạn của khối. London cáo buộc cha con Skripal đã bị tấn công bằng chất độc thần kinh Novichok, loại chất độc quân sự sản xuất từ thời Liên Xô.
Nếu lời cáo buộc của Anh là sự thật, đây sẽ là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đầu tiên trên lãnh thổ châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới 2.
“Vụ tấn công là hoạt động tình báo sử dụng chất độc hóa học ở cấp độ vũ khí. Tính nghiêm trọng của vụ việc này ở mức độ hoàn toàn khác”, một quan chức cấp cao của EU cho biết.
Anh là nước đầu tiên ra tay khi trục xuất 23 nhà ngoai giao Nga ngày 14/3. Các thành viên trong nội các của Thủ tướng Theresa May dùng những ngôn từ hết sức cứng rắn nhắm vào Moscow. Những thông tin tình báo vị nữ thủ tướng đưa tới Brussels hôm 22/3 là cú hích cuối cùng khiến EU phải cứng rắn.
Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel là hai nhân vật ủng hộ quan trọng với kêu gọi hành động của bà May. Pháp hỗ trợ kỹ thuật giúp phân tích chất độc và có cùng kết luận với Anh. Và với châu Âu, khi cặp đôi Pháp – Đức đồng thuận, mọi thành viên khác sẽ đều phải tuân thủ – bất chấp là hài lòng hay ấm ức.
Quyết định lịch sử của EU
Quyết định trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga được thống nhất sáng 26/2. Đại sứ các thành viên EU hội đàm tại Brussels, thống nhất các biện pháp cụ thể mà từng nước thành viên sẽ đưa ra, đồng thời soạn thảo tuyên bố cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.
Châu Âu từ lâu vẫn quen việc có khoảng 30-50% người Nga làm việc tại các đại sứ quán ở phương Tây, EU hay NATO là nhân viên tình báo. Nhưng sau các vụ việc liên tiếp gần đây, từ cuộc khủng hoảng Ukraine tới vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal tại Anh, EU đã không thể tiếp tục làm ngơ.
16 nước thành viên EU đã quyết định trục xuất ít nhất một nhà ngoại giao Nga. Những nước còn lại, ví dụ như Ireland, cho biết đang cân nhắc hành động phù hợp.
Khi gần 20 nước EU giận dữ bất ngờ đoàn kết đối đầu Nga 14:24 27/03/2018 141
3
Gần 20 nước thành viên EU đồng loạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga, hành động đoàn kết hiếm hoi nhắm vào Moscow sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal tại Anh.
Khi các nhà lãnh đạo EU gặp nhau tối 22/3 để ăn tối làm việc trong trụ sở mới hào nhoáng của họ, câu chuyện của họ tập trung về vấn đề Nga.
Giữa món sò điệp và thịt cừu, Thủ tướng Anh Theresa May chia sẻ thông tin tình báo chỉ ra việc Moscow đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga ngay trên lãnh thổ của Anh.
Nữ thủ tướng Anh vốn là nhân vật không được chào đón trong cuộc gặp các lãnh đạo của EU. Đơn giản vì bà đang đàm phán cuộc “ly hôn” giữa quốc đảo Anh với khối. Nhưng lần này, mọi thứ lại khác.
Tới sáng hôm sau, lãnh đạo EU thống nhất cả khối sẽ hành động phối hợp. Khi đó Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị các nước thành viên xem xét trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao Nga.
“Hãy cùng hành động vào lúc 15h (giờ Trung Âu) ngày 26/3”, New York Times dẫn lời quan chức EU giấu tên cho biết về đề nghị của Tổng thống Macron.
Khi gan 20 nuoc EU gian du bat ngo doan ket doi dau Nga hinh anh 1
Tổng thống Macron, Thủ tướng May và Thủ tướng Merkel gặp nhau tại Brussels hôm 22/3. Ảnh: Getty.Vấn đề chia rẽ
EU vốn không phải hình mẫu hành động quyết đoán kiểu vậy. Nhưng hành động trục xuất tập thể của gần 20 quốc gia hôm 26/3 là quyết liệt và mạnh mẽ. Nó diễn ra cùng lúc với việc Mỹ trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga, báo hiệu thời kỳ mới cứng rắn hơn của phương Tây đối với Moscow và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Tôi không nghĩ từng có trường hợp nào nhiều quốc gia đồng loạt phối hợp trục xuất các nhà ngoại giao như vậy”, Ian Bond, nhà ngoại giao về hưu của Anh, nói. Ông Bond nhấn mạnh đây là lần đầu tiên từ sau Chiến tranh Lạnh các nước nhỏ ở châu Âu ra quyết định trục xuất nhân viên ngoại giao Nga.
Nga luôn là vấn đề khó khăn với EU khi đóng vai trò cung cấp năng lượng chủ chốt. Lãnh đạo các nước EU không ít lần chia rẽ trước quyết định có hay không đối đầu với nước Nga của Tổng thống Putin, chính trị gia khôn ngoan và dày dạn kinh nghiệm trong các vấn đề với châu Âu.
Tuy nhiên, vụ đầu độc hôm 4/3 tại Salisbury, Anh, nhắm vào cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia, đã vượt quá lằn ranh giới hạn của khối. London cáo buộc cha con Skripal đã bị tấn công bằng chất độc thần kinh Novichok, loại chất độc quân sự sản xuất từ thời Liên Xô.
Nếu lời cáo buộc của Anh là sự thật, đây sẽ là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đầu tiên trên lãnh thổ châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới 2.
Khi gan 20 nuoc EU gian du bat ngo doan ket doi dau Nga hinh anh 2
Chart: Hà Phương.
“Vụ tấn công là hoạt động tình báo sử dụng chất độc hóa học ở cấp độ vũ khí. Tính nghiêm trọng của vụ việc này ở mức độ hoàn toàn khác”, một quan chức cấp cao của EU cho biết.
Anh là nước đầu tiên ra tay khi trục xuất 23 nhà ngoai giao Nga ngày 14/3. Các thành viên trong nội các của Thủ tướng Theresa May dùng những ngôn từ hết sức cứng rắn nhắm vào Moscow. Những thông tin tình báo vị nữ thủ tướng đưa tới Brussels hôm 22/3 là cú hích cuối cùng khiến EU phải cứng rắn.
Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel là hai nhân vật ủng hộ quan trọng với kêu gọi hành động của bà May. Pháp hỗ trợ kỹ thuật giúp phân tích chất độc và có cùng kết luận với Anh. Và với châu Âu, khi cặp đôi Pháp – Đức đồng thuận, mọi thành viên khác sẽ đều phải tuân thủ – bất chấp là hài lòng hay ấm ức.
Quyết định lịch sử của EU
Quyết định trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga được thống nhất sáng 26/2. Đại sứ các thành viên EU hội đàm tại Brussels, thống nhất các biện pháp cụ thể mà từng nước thành viên sẽ đưa ra, đồng thời soạn thảo tuyên bố cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.
Châu Âu từ lâu vẫn quen việc có khoảng 30-50% người Nga làm việc tại các đại sứ quán ở phương Tây, EU hay NATO là nhân viên tình báo. Nhưng sau các vụ việc liên tiếp gần đây, từ cuộc khủng hoảng Ukraine tới vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal tại Anh, EU đã không thể tiếp tục làm ngơ.
16 nước thành viên EU đã quyết định trục xuất ít nhất một nhà ngoại giao Nga. Những nước còn lại, ví dụ như Ireland, cho biết đang cân nhắc hành động phù hợp.
Khi gan 20 nuoc EU gian du bat ngo doan ket doi dau Nga hinh anh 3
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk phát biểu về lệnh trừng phạt Nga hôm 26/3. Ảnh: AFP.
Theo New York Times, phản ứng từ các nước thành viên là kết quả đáng hài lòng đối với Brussels. Ngay cả Hungary, nước vốn có quan hệ nồng ấm với Moscow và Tổng thống Putin, cũng sẵn sàng trục xuất một nhà ngoại giao Nga.
Một số quan chức EU cho biết sự phối hợp hành động trong vụ việc lần này là minh chứng cho sự đoàn kết của châu Âu dẫu cho Anh đang đàm phán rút lui khỏi khối.
Trong một phát biểu tại hạ viện Anh hôm 26/3, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết châu Âu cần những hành động chung nhằm đối phó với thách thức mà nước Nga có thể mang tới sau khi Tổng thống Putin chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hôm 18/3.
“Trong cuộc đàm phán với các lãnh đạo châu Âu, chúng tôi đã nhất trí rằng cần phải gửi một thông điệp mạnh mẽ đáp trả Nga, không chỉ để chứng minh sự đoàn kết của khối, mà còn cho thấy chúng ta nhận thức được mối hiểm họa đối với an ninh của từng nước EU”, bà May phát biểu.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng nhìn nhận vụ việc là dấu hiệu đoàn kết của châu Âu. Một số ý kiến cho rằng vụ việc hôm 26/3 là một chiến thắng về chính trị của Mỹ và Anh, trong khi châu Âu vẫn chia rẽ trong mối quan hệ với Nga.
Còn những khác biệt
Tại Nam Âu, Hy Lạp và Cộng hòa Síp, hai nước có quan hệ chặt chẽ với Nga, từ chối hành động. Những quốc gia nhỏ như Malta không muốn các đại diện của mình tại Moscow bị trục xuất đáp trả và có nguy cơ hủy hoại toàn bộ quan hệ song phương.
Áo là trường hợp khiến Brussels thất vọng. Trong bối cảnh đảng cực hữu Tự do hiện kiểm soát bộ Nội vụ, Vienna đã từ chối tham gia vào hành động tập thể của EU.
Chủ tịch luân phiên hiện tại của EU là Bulgaria thì bàn lùi, nói rằng nước này cần duy trì quan điểm trung lập. Thực tế, quan hệ khăng khít giữa Sofia và Moscow mới là rào cản khiến Bulgaria không đưa ra lệnh trục xuất.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Anh. Tuy nhiên, bởi chưa có bằng chứng cụ thể, chúng tôi không thể đưa ra hành động vào lúc này”, Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov nói.
Italy hiện chia rẽ trước vấn đề quan hệ với Nga. Trong khi chính quyền Rome trục xuất 2 nhân viên ngoại giao Nga, thủ lĩnh đảng cực hữu Liên đoàn Matteo Salvini, chính trị gia có khả năng sẽ trở thành thủ tướng tương lai của Italy, chỉ trích quyết định trục xuất.
“Để phản đối Nga, áp đặt các lệnh trừng phạt hay trục xuất các nhà ngoại giao sẽ không giải quyết được vấn đề, nó chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Tốt nhất là chúng ta nên đối thoại. Tôi sẽ xây dựng một chính phủ hoạt động vì hòa bình, phát triển và an ninh”, ông Salvini cho biết.
Ở Brussels, một số quan chức nói hành động trục xuất phối hợp hôm thứ hai chứng minh châu Âu vẫn có thể đoàn kết bất chấp việc Anh rời khối hay cuộc đàm phán Brexit đầy chia rẽ. Một số khác thì không nghĩ vậy, cho rằng hành động đó thực ra chỉ có lợi cho bà May.
Trong phát biểu ở Hạ viện hôm qua, bà May nói: “Trong trao đổi với Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel, cũng như là các lãnh đạo khác, chúng tôi đồng ý việc phải gửi thông điệp cứng rắn của châu Âu đối với hành động của Nga”.
“Đó không phải chỉ là chuyện đoàn kết với Anh mà còn là nhận thức về mối đe dọa an ninh đối với tất cả các nước EU”.
Nguồn: https://news.zing.vn