Mỹ tái triển khai siêu máy bay mang vũ khí hạt nhân tới Anh để 'dằn mặt' Nga

Hai phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân sẽ được tái triển khai ở Anh trong năm nay trong một động thái nhằm gửi một thông điệp cứng rắn tới Nga, Daily Mail đưa tin.

1 My Tai Trien Khai Sieu May Bay Mang Vu Khi Hat Nhan Toi Anh De Dan Mat Nga

Hai phi đội F-35A được cho là sẽ được triển khai và đóng quân tại căn cứ RAF Lakenheath do Mỹ thuê ở Suffolk, Anh. Trong ảnh là một chiếc F-35 A của Na Uy với một chiếc F-18 của Phần Lan. Ảnh Daily Mail

Các chuyên gia cho rằng động thái này nếu thực sự diễn ra sẽ đưa chiến đấu cơ F-35 As được triển khai tại Căn cứ Không quân Lakenheath do Mỹ thuê ở Suffolk. Đây có thể là bằng chứng cho thấy phương Tây đã bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Nó diễn ra vài ngày sau khi một báo cáo của Không quân Mỹ cho thấy, căn cứ Lakenheath có thể được sử dụng để người Mỹ lưu trữ vũ khí hạt nhân ở Anh một lần nữa.

“Các máy bay F-35 sẽ đóng quân ở đó. Chúng đã được triển khai và sẽ được chuyển đến (căn cứ) vào cuối năm nay, nếu không thì là vào năm 2024", báo cáo của Không quân Mỹ viết, được Daily Mail trích dẫn.

Các máy bay này có khả năng thực hiện các vụ đánh bom hạt nhân chiến thuật cũng như thực hiện các nhiệm vụ không đối không và thu thập thông tin tình báo.

Các nguồn tin quân sự nói với báo Anh ằng, Mỹ có kế hoạch đưa 54 chiếc F-35 tới căn cứ không quân tại Anh để thay thế những chiếc F-15 hiện tại - cũng có khả năng mang vũ khí hạt nhân nhưng kém tiên tiến hơn.

"Đó là một máy bay mới hơn, có khả năng hơn, có tầm bay xa hơn và khả năng tàng hình, điều này rất quan trọng nếu bạn định sử dụng chúng để thả bom hạt nhân một cách chính xác", nguồn tin tiết lộ.

Trước năm 2008, 110 quả bom hạt nhân của Mỹ đã được cất giữ tại căn cứ Suffolk. Chúng đã bị loại bỏ khi mối đe dọa chiến tranh hạt nhân giảm bớt.

Kế hoạch đưa vũ khí hạt nhân trở lại đất Anh được báo cáo là một động thái quan trọng, với một số người cho rằng nó cho thấy "thế giới của chúng ta đang trở nên nguy hiểm và phức tạp như thế nào".

Ông Hamish de Bretton-Gordon, cựu chỉ huy của Trung đoàn hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân chung của Anh và NATO bình luận: “Đây là một trò chơi poker. Nếu Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào Anh, đó là một thông điệp cứng rắn gửi tới Nga rằng họ rất nghiêm túc”.

Thông tin trên xuất hiện khi mối lo ngại về chiến tranh hạt nhân đang ở mức cao nhất trong nhiều năm khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Nghị sĩ bảo thủ Anh Tobias Ellwood bình luận: "Nếu người Mỹ tin rằng họ cần cất giữ vũ khí hạt nhân ở bên này Đại Tây Dương, thì đó là một dấu hiệu lớn cho thấy thế giới của chúng ta đang trở nên nguy hiểm và phức tạp như thế nào".

Ông nói rằng Vương quốc Anh nên ủng hộ quyết định này nếu nó giúp đảm bảo an ninh rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, các nhà vận động đã kêu gọi chính phủ từ chối tái triển khai vũ khí hạt nhân ở Vương quốc Anh.

Chiến dịch giải trừ vũ khí hạt nhân (CND) nói với BBC rằng sẽ là "vô trách nhiệm" nếu chấp nhận vũ khí hạt nhân được tái triển khai trở lại Vương quốc Anh.

Tổng thư ký CND Kate Hudson tuyên bố: "Ngày càng rõ ràng rằng căn cứ Lakenheath một lần nữa là một bánh răng quan trọng trong cỗ máy hạt nhân ở nước ngoài của Washington. Việc triển khai B61-12 (bom trọng lực) mới tới châu Âu làm suy yếu mọi triển vọng cho hòa bình toàn cầu và tạo ra nguy cơ Anh sẽ trở thành mục tiêu trong cuộc xung đột hạt nhân giữa Mỹ/NATO và Nga. Thật vô trách nhiệm khi chính phủ Anh cho phép triển khai việc này".

Nguồn: Báo điện tử DÂN VIỆT

Bài liên quan