Ngoại trưởng Anh: NATO phải bảo vệ Đài Loan và Trung Quốc cần phải 'chơi đúng luật'

Ngoại trưởng Anh Liz Truss hôm thứ Tư (27/4) đã kêu gọi NATO mở rộng phạm vi tới việc củng cố an ninh tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Bà chỉ rõ vai trò của NATO cần phải bảo vệ nền dân chủ Đài Loan, và Trung Quốc muốn trỗi dậy thì cần phải 'chơi đúng luật'.

1 Ngoai Truong Anh Nato Phai Bao Ve Dai Loan Va Trung Quoc Can Phai Choi Dung Luat

Các nền dân chủ như Đài Loan phải có khả năng tự vệ, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết hôm thứ Tư (27/4) khi bà kêu gọi "khởi động lại" cách tiếp cận của thế giới tự do đối với an ninh toàn cầu.

Trong bài phát biểu tại Mansion House hôm 27/4, Ngoại trưởng Liz Truss đã bác bỏ quan điểm cho rằng NATO phải lựa chọn giữa đảm bảo an ninh châu Âu – Đại Tây Dương và an ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương. Bà lập luận rằng cả hai khu vực đó đều có tầm quan trọng như nhau và cần phải là “NATO toàn cầu”.

Trong bài phát biểu quan trọng tại Đại tiệc Phục sinh ở thành phố London, Ngoại trưởng Anh cho biết trật tự toàn cầu thời hậu chiến “đã khiến Ukraine thất bại” và thế giới tự do cần một cách tiếp cận mới dựa trên “sức mạnh quân sự, an ninh kinh tế, và các liên minh toàn cầu sâu sắc hơn ”để mở ra“ kỷ nguyên hòa bình, an ninh và thịnh vượng mới”.

Bà cho biết, các quốc gia tự do đang "tăng lên gấp đôi" khi họ ủng hộ khả năng tự vệ của Ukraine và khả năng phục hồi sau chiến tranh, đồng thời nhấn mạnh chiến tranh "phải là chất xúc tác cho sự thay đổi rộng lớn hơn".

Bà cũng cho biết, phương Tây đã coi "tiến bộ là điều hiển nhiên" trong những năm sau khi Liên Xô sụp đổ và thời hậu Chiến tranh Lạnh, giả định rằng hội nhập kinh tế sẽ thúc đẩy thay đổi chính trị đã thất bại.

“Chúng ta phải khởi động lại, tái tạo và sửa sang lại cách tiếp cận của mình", bà nói đồng thời vẽ lên một viễn cảnh về “một thế giới nơi các quốc gia tự do quyết đoán hơn và phát triển hơn”.

Một NATO toàn cầu đối với các mối đe doạ toàn cầu

Về sức mạnh quân sự, Ngoại trưởng Liz Truss dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói: “Tự do phải được trang bị vũ khí tốt hơn chế độ chuyên chế”.

Ngoại trưởng Anh kêu gọi thành lập một “NATO toàn cầu” với “triển vọng toàn cầu” và “sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa toàn cầu”.

Bà Truss cho biết, liên minh cần “ngăn chặn các mối đe dọa ở Ấn Độ - Thái Bình Dương” và “phải đảm bảo rằng các nền dân chủ như Đài Loan có thể tự bảo vệ mình”.

Bà cũng kêu gọi tăng cường chi tiêu cho quốc phòng, nói thêm rằng chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng “phải là mức sàn, không phải là mức trần”, đề cập đến cam kết chi tiêu cơ bản của các nước NATO.

Bà nói: “Không có gì thay thế được sức mạnh quân sự cứng rắn, được hỗ trợ bởi tình báo và ngoại giao".

Hôm thứ Năm (28/4), Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết họ nhiệt liệt hoan nghênh bình luận này và sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Anh và cùng các đối tác có chung chí hướng, đảm bảo nền hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

2 Ngoai Truong Anh Nato Phai Bao Ve Dai Loan Va Trung Quoc Can Phai Choi Dung Luat

Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Đài Loan bay cùng máy bay ném bom H-6K của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương, một trong những máy bay quân sự Trung Quốc được cho là đã bay qua Kênh Bashi và eo biển Miyako gần chuỗi đảo Okinawa của Nhật Bản vào ngày 11/5/2018. (Lực lượng Không quân của Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan)

Trung Quốc muốn trỗi dậy 'phải chơi đúng luật'

Thế giới tự do cũng cần “công nhận vai trò ngày càng tăng của nền kinh tế đối với an ninh", Ngoại trưởng Liz Truss nói.

Ngoại trưởng Anh, Liz Truss, ngày 27/4 cảnh báo Trung Quốc rằng không tuân thủ luật lệ quốc tế sẽ làm Bắc Kinh giảm khả năng vươn lên thành một siêu cường, đồng thời đề nghị phương Tây nên đảm bảo rằng Đài Loan có thể tự vệ.

Nhắc lại lời kêu gọi tăng cường NATO, bà Truss nói các động thái nhằm cô lập Nga khỏi nền kinh tế thế giới hầu đáp trả cuộc xâm lược Ukraine chứng tỏ rằng Nga không còn được phép tiếp cận thị trường các quốc gia dân chủ.

“Các quốc gia phải chơi đúng luật. Và Trung Quốc cũng không ngoại lệ”, bà Truss cảnh báo.

Bà nói rằng ĐCS Trung Quốc không những “không lên án sự xâm lược của Nga hay tội ác chiến tranh của họ", mà còn tăng cường nhập khẩu các sản phẩm từ Nga.

“Họ đã tìm cách cưỡng chế Lithuania. Họ đang bình luận về việc ai nên hoặc không nên trở thành thành viên của NATO. Và họ đang nhanh chóng xây dựng một quân đội có khả năng phóng sức mạnh vào sâu trong các khu vực quan tâm chiến lược của châu Âu", bà nói thêm.

Sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong 40 năm qua được xem là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng nhất trong thời hiện đại, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 vốn kết thúc Chiến tranh Lạnh.

3 Ngoai Truong Anh Nato Phai Bao Ve Dai Loan Va Trung Quoc Can Phai Choi Dung Luat

Ngày 11 và 12/12, ngoại trưởng các nước công nghiệp lớn G7 đã có cuộc họp tại Vương quốc Anh. (Ảnh: Oliver Douliery / Getty Images)

Tuy nhiên bà Truss nhấn mạnh Trung Quốc “sẽ không tiếp tục lớn mạnh nếu không chơi đúng luật. Trung Quốc cần thương mại với G7. Chúng tôi (Nhóm 7 nước) chiếm khoảng một nửa kinh tế toàn cầu. Và chúng tôi có các lựa chọn".

“Chúng tôi đã cho Nga thấy những lựa chọn mà chúng tôi sẵn sàng đưa ra khi các quy tắc quốc tế bị vi phạm".

Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Janet Yellen kêu gọi Trung Quốc nên thuyết phục Nga chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, nếu không sẽ mất vị thế trên thế giới.

Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc liên kết cuộc chiến Ukraine với các quan hệ giữa Trung Quốc với Moscow và một mực nói rằng sẽ bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và công ty Trung Quốc.

Bà Truss kêu gọi NATO cần có một cái nhìn toàn cầu mở rộng đến các nền dân chủ bên ngoài các nước thành viên, lấy Đài Loan là một ví dụ.

Bà nói: “Chúng ta cần phải phủ đầu các mối đe dọa ở Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, làm việc với các đồng minh như Nhật Bản và Úc để đảm bảo rằng Thái Bình Dương được bảo vệ".

Mạng lưới của tự do

Tuyên bố “địa chính trị đã trở lại”, bà Truss cho biết Vương quốc Anh sẽ tìm cách tạo nên một “mạng lưới tự do” trên toàn cầu.

Bà nói: “Trong một thế giới mà những kẻ xấu đang cố gắng phá hoại các thể chế đa phương, chúng tôi biết rằng các nhóm song phương và đa phương sẽ đóng một vai trò lớn hơn".

Bà Truss cho biết, Vương quốc Anh bác bỏ “những tư tưởng cũ về hệ thống phân cấp, nhóm độc quyền và phạm vi ảnh hưởng” và muốn thấy một mạng lưới toàn cầu “đứng lên vì chủ quyền với quyền tự quyết và xây dựng sự thịnh vượng chung”.

Bà nói nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu nên đóng vai trò như một "NATO về kinh tế" bảo vệ sự thịnh vượng tập thể.

Bà cũng cho biết, Vương quốc Anh sẽ ủng hộ các liên minh dân chủ và đối thoại — bất kể Vương quốc Anh có phải là một phần của nó hay không.

Bộ trưởng Ngoại giao đã khen ngợi "141 quốc gia, từ tất cả các châu lục, đã bỏ phiếu lên án hành động của Nga" tại Liên Hợp Quốc, đề nghị xây dựng các mối quan hệ kinh tế sâu sắc hơn.

Anh ‘muốn Nga rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine’

Ngoại trưởng Anh Liz Truss, vào tối 27/4, tuyên bố lực lượng Nga phải bị đẩy ra khỏi "toàn bộ lãnh thổ Ukraine".

Trong một bài phát biểu quan trọng ở London, bà Truss nói rằng chiến thắng cho Ukraine hiện là một "mệnh lệnh chiến lược" đối với phương Tây.

Bà Truss nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến xa hơn và nhanh hơn để đẩy Nga ra khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine".

"Chúng tôi phải đảm bảo rằng, cùng với Ukraine, Tây Balkan và các quốc gia như Moldova và Georgia có duy trì chủ quyền và tự do của họ".

Bà nói thêm rằng nếu Thụy Điển hoặc Phần Lan chọn gia nhập NATO, "chúng tôi phải giúp họ càng sớm càng tốt".

4 Ngoai Truong Anh Nato Phai Bao Ve Dai Loan Va Trung Quoc Can Phai Choi Dung Luat

Người lính bảo vệ ngọn lửa danh dự, vinh danh những người lính Ukraine thiệt mạng trong cuộc xâm lược của Nga, trong lễ tang tại nghĩa trang Lychakiv ở Lviv, miền tây Ukraine, vào ngày 29/3/2022. (Ảnh Getty Images)

Bà nói: "Cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến của chúng ta - cuộc chiến của mọi người… bởi vì chiến thắng của Ukraine là mệnh lệnh chiến lược đối với tất cả chúng ta".

"Vũ khí hạng nặng, xe tăng, máy bay. Chúng ta cần phải làm tất cả những điều này".

"Chúng ta không thể tự mãn - số phận của Ukraine vẫn rủi ro. Và nếu ông Putin thành công, sẽ có vô số khốn khổ trên khắp châu Âu và những hậu quả khủng khiếp trên toàn cầu".

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Bài liên quan