Người Anh mua hàng từ các trang web EU phải trả thêm 100 bảng thuế hải quan

Hậu Brexit, người dân Anh quốc mua hàng từ các trang web châu Âu có thể phải trả thêm 100 bảng thuế nhập khẩu trước khi các công ty vận chuyển bắt đầu giao hàng.

Bất chấp tuyên bố của Thủ tướng Boris Johnson rằng sẽ Anh quốc không phải chịu thuế thương mại khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc vào ngày 31 tháng 12, người tiêu dùng mua hàng từ các trang web của EU đang phải chịu thuế nhập khẩu, VAT và phí quản trị - theo họ, khiến việc mua hàng quốc tế rất đắt đỏ.

Kể từ ngày 1 tháng 1, người Anh mua hàng từ EU - và ngược lại - phải trả phí nhập khẩu. Quy định mới đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến gặp khó khăn khi người tiêu dùng ở cả hai phía của eo biển Manche quyết định không mua hàng vì tiền thuế quá lớn.

Theo chính phủ Anh, các công ty châu Âu cung cấp hàng hóa có giá trị lên tới 135 bảng trực tiếp cho người mua ở Anh (có nghĩa là không thông qua các "chợ trực tuyến" như Amazon) phải thu từ khách hàng tiền thuế VAT theo thuế suất phổ biến - trong hầu hết các trường hợp là 20% - tại thời điểm mua hàng. Dutch Bike Bits, có trụ sở tại Assen, lên án việc này là “lố bịch” và đã tạm dừng bán hàng cho tất cả người mua tại Anh. Một số công ty khác cũng có động thái tương tự.

Trong một trường hợp các phóng viên ghi nhận, công ty vận chuyển đã yêu cầu người mua trả thêm 20.59 bảng cho đơn hàng thiết bị chạy bộ trị giá 35 bảng trước khi giao hàng.

132 1 Nguoi Anh Mua Hang Tu Cac Trang Web Eu Phai Tra Them 100 Bang Thue Hai Quan

Việc mua hàng quốc tế có thể trở nên rất đắt đỏ trong thời gian tới

Lisa Walpole, sống tại Norfolk, cho biết cô phải trả công ty vận chuyển UPS thêm 121 bảng Anh cho đơn hàng quần áo trị giá 236 bảng Anh. Cô Lisa mua hàng trên trang web chuyên về áo liền quần cao cấp Onepiece.com của Na Uy. Tại thời điểm đặt hàng, phía công ty đã cam kết miễn phí giao hàng quốc tế.

UPS cũng yêu cầu cô Helen Kara, sống tại Uttoxeter, Staffordshire trả thêm 93 bảng sau khi giao bộ khăn trải giường với giá 292 bảng cô mua trên trang web Urbanara.co.uk, có trụ sở tại Berlin. Khi đặt hàng, cô Helen cũng không biết về khoản tiền 93 bảng này.

Số tiền bao gồm 19.81 bảng tiền thuế hải quan, 61.32 bảng thuế VAT và một khoản phí 11.50 bảng do công ty chuyển phát nhanh yêu cầu. Phía người bán sau đó đã hoàn trả số tiền trên cho cô Kara.

“Tôi không biết mình đang đặt hàng tại công ty nằm ngoài Anh quốc”, cô Kara nói, “Mãi đến khi nhận được yêu cầu trả thêm tiền, tôi mới biết công ty này có trụ sở tại Đức. Tôi sẽ không mua hàng nếu biết trước mình phải trả thuế lên tới 30% giá trị hàng”.

Tương tự, cô Walpole cũng ngạc nhiên khi nhận được hóa đơn thuế nhập khẩu, đặc biệt là do trước đó cô đã kiểm tra trên trang web Onepiece rất kĩ càng. Trang web cho biết người mua tại Anh không phải trả thêm thuế – điều hoàn toàn không chính xác.

Mặt khác, nhân viên giao hàng – một người mới làm việc cũng mắc lỗi: cô Walpole đã nhận được đồ của mình trước khi trả tiền thuế.

Cô Walpole nói: “Ngày hôm sau, nhân viên UPS tại khu tôi sống quay lại để đưa hóa đơn thuế 121.67 bảng. Tôi hỏi điều này có phải vì Brexit không. Anh ấy trả lời rằng họ phải làm thêm vô số thủ tục giấy tờ và phí. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho anh ấy vì những người giao hàng phải chịu trách nhiệm nếu họ không thu được những khoản phí này”.

Một trong những vấn đề người tiêu dùng gặp phải là xác định các loại thuế phải nộp do cách tính thuế phụ thuộc vào loại hàng hóa và xuất xứ.

Theo giấy tờ của UPS, cô Walpole phải trả 81.85 bảng thuế “VAT nhập khẩu”, 28.32 bảng thuế hải quan và phí quản lý 11.50 bảng. Onepiece cho biết họ sẽ hoàn lại phí phụ thu cho cô Walpole.

“Tôi không biết liệu những khoản tiền này có chính xác hay không. Theo tính toán của tôi, tôi phải thêm 34% cho thuế VAT”, cô Walpole nói.

Người phát ngôn của Cơ quan Thuế và Hải quan Anh HMRC cho biết: “Thuế VAT nhập khẩu được tính dựa trên giá trị của hàng hóa và tất cả các loại khoản thuế hải quan. Do đó, nó có thể lên tới hơn 20% giá trị hàng hóa”.

(Theo Guardian)

Bài liên quan