Khủng hoảng năng lượng và khủng hoảng thực phẩm đang diễn ra cùng lúc ở Anh.
Người dân Vương quốc Anh đau đầu vì khủng hoảng năng lượng. Ảnh: Shutterstock
Vào một buổi sáng lạnh giá đầu tháng 2, thầy giáo Edward McEwan di chuyển tới trường Arnold Hill Spencer ở ngoại ô Nottingham, Anh, nhưng anh không vào bước vào trong giảng đường mà cùng các đồng nghiệp tập trung trước cổng trường đình công đòi được trả lương cao hơn trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang.
McEwan không đơn độc. Hơn nửa triệu người lao động bao gồm y tá, công chức và tài xế đã liên tục tổ chức các cuộc biểu tình trên khắp nước Anh, yêu cầu tăng lương phù hợp với lạm phát và cải thiện điều kiện làm việc.
McEwan cho biết, do chi phí sinh hoạt tăng cao trong năm qua nên anh gặp rất nhiều khó khăn như chưa thể sửa chữa ngôi nhà cũ được xây từ những năm 1900 hay trả khoản vay từ thời sinh viên.
Anh thậm chí đã xếp xó chiếc xe ô tô hay dùng.
Đặc biệt, hóa đơn năng lượng là nỗi ám ảnh của McEwan khi giá tăng hơn gấp đôi. Dự kiến, anh sẽ phải trả 220 bảng Anh/tháng cho hóa đơn năng lượng công cộng. Giá của năm ngoái là 100 bảng Anh.
Câu chuyện của McEwan chỉ là một ví dụ về cuộc khủng hoảng năng lượng đang ảnh hưởng tới người dân châu Âu. Thực tế, tại Vương quốc Anh, người dân bắt đầu cảm nhận khủng hoảng năng lượng kể từ cuối năm 2021, khi giá nguồn cung tăng giá.
" Tôi đang cố gắng cân bằng giữa việc bật máy sưởi nhưng không lo lắng khi nhận hóa đơn cuối tháng ".
Rau củ cháy hàng trong các siêu thị ở Anh. Ảnh: CNN
Khủng hoảng thực phẩm
Bên cạnh năng lượng, người dân Vương quốc Anh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thiếu rau xanh và trái cây dẫn đến việc hạn chế lượng mua tại các siêu thị lớn.
Hồi tuần trước, siêu thị lớn nhất của Anh Tesco cho biết, họ sẽ tạm thời hạn chế số lượng bán ra, tức với mặt hàng cà chua, ớt và dưa chuột, mỗi khách hàng chỉ được mua 1 gói mỗi loại.
Theo giới chức Anh, điều kiện thời tiết xấu ở nước xuất khẩu như Tây Ban Nha và Ma-rốc là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu hụt này.
Nhưng nông dân Anh cho rằng, chi phí năng lượng cũng như việc thiếu lao động và các rào cản thương mại liên quan đến Brexit là nguyên nhân dẫn đến nguồn cung hạn chế.
Vào thời điểm này trong năm, Vương quốc Anh phụ thuộc rất nhiều vào trái cây và rau quả nhập khẩu. Theo Hiệp hội bán lẻ Anh, các siêu thị ở Anh nhập khẩu 95% cà chua và 90% rau diếp vào tháng 12 năm ngoái và dự kiến tỷ lệ tương tự này cũng sẽ diễn ra trong tháng 3/2023.
Nhịp sống Thị trường (Theo MarketWatch, CNN)