Ông Philip Genochio chia sẻ với Tuổi Trẻ kinh nghiệm của nước Anh về các biện pháp giảm tắc nghẽn giao thông, trước thông tin UBND TP.HCM có kế hoạch thu phí ôtô cá nhân vào trung tâm TP.
Ôtô từ Nhà Bè, quận 7 xếp hàng chờ vào trung tâm TP.HCM – Ảnh: T.T.D. London, thủ đô nước Anh quê hương tôi, đã áp dụng chuyện thu phí hầu hết các loại phương tiện có động cơ (trừ xe máy hai bánh và một số loại xe được miễn giảm khác) vào trung tâm thành phố từ hơn 10 năm trước.
Việt Nam không nên nghĩ rằng mở rộng đường, làm cầu vượt sẽ giảm kẹt xe. Như thế chỉ khuyến khích người dân sử dụng xe cá nhân. Nếu không sớm có những hành động mạnh mẽ để hạn chế xe cá nhân, Việt Nam có thể mất nhiều năm và nhiều tỉ đôla để cải thiện tình hình.
Cô Kingkamon Sanguanpibool (Thái Lan): Bangkok không áp dụng thu phí ôtô vào trung tâm thành phố vì chúng tôi có những hạn chế về mặt cấu trúc thành phố và nhiều nguyên nhân khác.
Tuy nhiên, ở Thái có những biện pháp khác trong giờ cao điểm, ví dụ như có những làn riêng cho xe buýt, xe từ hai người trở lên… hay điều khiển hệ thống đèn giao thông thủ công dựa trên tình hình thực tế tại nút giao thông.
Chúng tôi cũng xây thêm đường sá, đường tắt nối nhau, đường cao tốc có thu phí để giải phóng lưu lượng giao thông. Hiện tại hệ thống tàu điện ngầm kết hợp “park and ride” dường như đang là giải pháp giao thông chính.
Tuy nhiên, hệ thống này cần phải được cải thiện hơn nữa để có thể chở thêm nhiều hành khách…
Ngoài ra, một biện pháp khác mà Bangkok đang thực hiện để giảm kẹt xe là làm lệch giờ nhằm tránh tình trạng nhiều người đổ ra đường cùng lúc.
Tuy nhiên, giao thông ở Bangkok và các thành phố lớn ở Thái Lan vẫn cần có thêm giải pháp khác vì các phương tiện giao thông vẫn đang gia tăng nhanh chóng.
NGỌC ĐÔNG thực hiện/tuoitre