Nhiều nghị sỹ Bảo thủ muốn nước Anh đàm phán bình đẳng với EU

Thủ tướng Anh Theresa May đang đứng trước sức ép nặng nề từ 62 nghị sỹ Bảo thủ yêu cầu bà đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) một cách cứng rắn, dứt khoát, đảm bảo nước Anh phải có toàn quyền đối với những quy định chính sách của mình, và nước Anh phải được quyền đàm phán hiệp định thương mại với các nước khác ngay sau khi nước này rời khỏi EU vào tháng 3/2019. Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: AFP/TTXVN) Thủ tướng Anh Theresa May đang đứng trước sức ép nặng nề từ 62 nghị sỹ Bảo thủ yêu cầu bà đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) một cách cứng rắn, dứt khoát, đảm bảo nước Anh phải có toàn quyền đối với những quy định chính sách của mình, và nước Anh phải được quyền đàm phán hiệp định thương mại với các nước khác ngay sau khi nước này rời khỏi EU vào tháng 3/2019. Thư gửi Thủ tướng May ngày 21/2 do nhóm nghị sỹ đảng Bảo thủ chuyên nghiên cứu về châu Âu đứng đầu là nghị sỹ Jacob Rees-Mogg gửi được cho là nhằm đưa ra một số “kiến nghị” giúp cho tiến trình Brexit của Anh thành công. Nhóm này ủng hộ quan điểm của Thủ tướng May đối với vấn đề Brexit mà bà đã đưa ra tại Lancaster House hồi tháng 1/2017, trong đó có việc nước Anh sẽ rời khỏi thị trường chung châu Âu và liên minh thuế quan EU, song cho rằng bà May đã “quá yếu ớt” trong việc đối phó với những người ủng hộ Brexit “cứng” trong đảng, đứng đầu là Ngoại trưởng Anh Borish Johnson. Những nghị sỹ ký tên trong thư kiến nghị gồm nhiều nhân vật có tiếng trong đảng Bảo thủ như cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith và một số cựu Bộ trưởng. Trong thư kiến nghị, những nghị sỹ này cho rằng nước Anh cần đàm phán với EU một cách bình đẳng. Các Bộ trưởng không muốn hay không chấp nhận việc EU ấn định thời hạn và nội dung, mà muốn thỏa thuận giữa hai bên được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Tổ thức Thương mại Thế giới (WTO). Thư kiến nghị nói trên được đưa ra ngay trước cuộc họp nội các của nước Anh sẽ diễn ra vào ngày 22/2 nhằm thống nhất về tiến trình đàm phán với EU. Chính phủ Anh muốn có một cơ chế khách quan đối với những luật mới của EU đưa ra trong thời kỳ chuyển đổi giữa nước Anh và EU. Thủ tướng Anh cũng đã đưa ra đề xuất các công dân EU đến Anh trong thời kỳ chuyển đổi 2019-2021 vẫn có quyền định cư ở lại Anh. Trong khi đó, Công đảng ngay lập tức lên tiếng cho rằng thư kiến nghị của các nghị sỹ đảng Bảo thủ cho thấy sự “chia sẽ sâu sắc” trong nội bộ đảng Bảo thủ.

Thủ tướng Anh Theresa May đang đứng trước sức ép nặng nề từ 62 nghị sỹ Bảo thủ yêu cầu bà đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) một cách cứng rắn, dứt khoát, đảm bảo nước Anh phải có toàn quyền đối với những quy định chính sách của mình, và nước Anh phải được quyền đàm phán hiệp định thương mại với các nước khác ngay sau khi nước này rời khỏi EU vào tháng 3/2019.

426 Content 1 103
Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Anh Theresa May đang đứng trước sức ép nặng nề từ 62 nghị sỹ Bảo thủ yêu cầu bà đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) một cách cứng rắn, dứt khoát, đảm bảo nước Anh phải có toàn quyền đối với những quy định chính sách của mình, và nước Anh phải được quyền đàm phán hiệp định thương mại với các nước khác ngay sau khi nước này rời khỏi EU vào tháng 3/2019.
Thư gửi Thủ tướng May ngày 21/2 do nhóm nghị sỹ đảng Bảo thủ chuyên nghiên cứu về châu Âu đứng đầu là nghị sỹ Jacob Rees-Mogg gửi được cho là nhằm đưa ra một số “kiến nghị” giúp cho tiến trình Brexit của Anh thành công.
Nhóm này ủng hộ quan điểm của Thủ tướng May đối với vấn đề Brexit mà bà đã đưa ra tại Lancaster House hồi tháng 1/2017, trong đó có việc nước Anh sẽ rời khỏi thị trường chung châu Âu và liên minh thuế quan EU, song cho rằng bà May đã “quá yếu ớt” trong việc đối phó với những người ủng hộ Brexit “cứng” trong đảng, đứng đầu là Ngoại trưởng Anh Borish Johnson.
Những nghị sỹ ký tên trong thư kiến nghị gồm nhiều nhân vật có tiếng trong đảng Bảo thủ như cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith và một số cựu Bộ trưởng.
Trong thư kiến nghị, những nghị sỹ này cho rằng nước Anh cần đàm phán với EU một cách bình đẳng. Các Bộ trưởng không muốn hay không chấp nhận việc EU ấn định thời hạn và nội dung, mà muốn thỏa thuận giữa hai bên được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Tổ thức Thương mại Thế giới (WTO).
Thư kiến nghị nói trên được đưa ra ngay trước cuộc họp nội các của nước Anh sẽ diễn ra vào ngày 22/2 nhằm thống nhất về tiến trình đàm phán với EU. Chính phủ Anh muốn có một cơ chế khách quan đối với những luật mới của EU đưa ra trong thời kỳ chuyển đổi giữa nước Anh và EU. Thủ tướng Anh cũng đã đưa ra đề xuất các công dân EU đến Anh trong thời kỳ chuyển đổi 2019-2021 vẫn có quyền định cư ở lại Anh.
Trong khi đó, Công đảng ngay lập tức lên tiếng cho rằng thư kiến nghị của các nghị sỹ đảng Bảo thủ cho thấy sự “chia sẽ sâu sắc” trong nội bộ đảng Bảo thủ.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn

Bài liên quan