Nhổ răng bằng kìm, răng giả làm từ cao su… và sự thật bảo tàng nha khoa rùng rợn nhất nước Anh có gì?

Bạn nghĩ nhổ răng rất kinh khủng? Hãy xem những phương pháp nha khoa thời xưa để biết thế nào là ác mộng thật sự!

Bảo tàng Nha khoa Anh (British Dental Museum) tọa lạc tại London là một nơi không rộng cho lắm. Nhưng đã vào, bạn sẽ không dám hó hé một chiếc răng.

Vì sao ư? Vì bao quanh bạn sẽ là 25.000 mẫu vật liên quan đến nha khoa, có nguồn gốc từ tận thế kỉ 17 đến ngày nay và đa số chúng khá kì dị, quái đản.

426 Content 4 5
Chỉ là hình mẫu bằng nhựa để nghiên cứu thôi mà, có cần “tả thực” như vậy không?

Cho đến tận thế kỉ 20, kĩ thuật nha khoa bắt đầu phát triển thì nhiều phương pháp trị liệu mới được áp dụng. Còn mấy trăm năm trước đó, cứ răng hư là phải nhổ. Mà hồi đó cũng không có nha sĩ chuyên nghiệp đâu. Người nhổ răng cho bạn sẽ là… anh thợ rèn hay thợ cắt tóc.

426 Content 5 5
Với nhiều dụng cụ lấy răng phong phú thế này, chúng ta có thể thấy vẻ đau khổ của bức tượng

426 Content 6 4

Bức tranh được vẽ năm 1821 với nhiều chi tiết rất thú vị nếu bạn chịu khó soi. Ngay trên giá sách là một hàng dài răng sâu. Còn người “thợ” nhổ răng đang gây nhức nhối đến nỗi quý bà thảng thốt (trong gương) và đá đổ cả bàn dụng cụ, làm kinh động chú cún bên dưới.

Chưa hết, họ còn dùng kìm và “chìa khóa răng” để giúp bạn nói lời từ biệt chiếc răng của mình. Thật khó để mô tả cho bạn “chìa khóa răng” là thế nào vì có thể nói dụng cụ này là đỉnh cao kết hợp của sáng tạo và kinh dị. Không tin thì xem ngay hình dưới đây.

426 Content 7 4
Tranh minh họa “chìa khóa răng” vào đầu thế kỉ 19

426 Content 8 4

Một tranh minh họa khác rõ hơn (không phải trong bảo tàng). Bạn có thể thấy dụng cụ này gồm phần tay cầm, còn phần đầu có móc để ướm vào chiếc răng và… “bứt” nó ra!

426 Content 9 3
Đầy đủ các loại dụng cụ nhổ răng: chìa khóa, mũi khoan, kìm

Chưa hết, sau khi chiếc răng cũ ra đi, bạn được thay chiếc răng mới làm từ ngà động vật, gỗ, cao su cứng, sứ (ơn giời có 1 chất liệu bình thường đây rồi) và đặc biệt nhất – răng của những người lính tử trận trên sa trường!

Giữa màu sắc thời Trung cổ pha chút bí ẩn, hãy tưởng tượng bạn đang nói chuyện và ăn uống bằng chiếc răng của một người đã khuất xem nào! Thiết nghĩ trong trường hợp đó chúng ta phải hết sức nhẹ nhàng, không dám mạnh miệng hay nặng lời.

426 Content 10 2
Những chiếc răng bằng ngà, dù vậy, thông thường nó làm bằng sừng tê giác hay sừng hải mã
426 Content 11 2
Những chiếc răng sứ thuở ban đầu. Ngay cạnh đó, dụng cụ to như chiếc búa “thiên lôi” vẫn còn là một bí ẩn.

426 Content 12 2
Đây là bức tranh vẽ năm 1811. Bác sĩ (bên trái) đang giới thiệu hàm răng giả của một quý bà (giữa) với vị khách có hàm răng sâu “tiềm năng” (phải). Giai đoạn này là lúc cả răng và lợi bằng sứ bắt đầu phổ biến. Chúng không bị hôi như răng bằng ngà nhưng màu sắc quá trắng sáng, không chân thực mà lại rất… giòn, dễ vỡ.

426 Content 13 2
Răng bằng cao su cứng được giới thiệu từ những năm 1850

Khám nha khoa hồi xưa đáng sợ là thế nên mọi người đều cố gắng giữ gìn răng miệng cho thật cẩn thận. Bạn cũng đừng quên ghé xem những chiếc bàn chải đầu tiên của nước Anh.

Như mọi thứ khác ở đây, chúng có một lịch sử thật “vi diệu” khi được làm từ… lông heo và lông ngựa! Ấy thế mà giá cả khá đắt đỏ, không phải ai muốn dùng cũng có đâu.

426 Content 14 2
Bàn chải trước thế kỉ 20 làm bằng lông heo và lông ngựa! Kể từ những năm 1920, người ta bắt đầu chứng kiến sự cao cấp của các loại bàn chải – cán làm bằng bạc, nhỏ gọn và tiện lợi hơn.
426 Content 15 2
Bức tranh kêu gọi mọi người cười lên và vui vẻ đánh răng. Hai dòng nhỏ dưới cùng thật cảm động: “Hãy chăm sóc răng. Răng sẽ chăm sóc bạn!”

426 Content 16 2

Quá choáng váng với bảo tàng răng? Nằm xuống chiếc ghế đỏ từ thế kỉ 19 này và thư giãn chút đi nào, bảo tàng cho phép bạn làm điều đó.

Bảo tàng này mở cửa hoàn toàn miễn phí. Đến đây rồi dám chắc bạn sẽ cảm thấy thật may mắn khi được sinh ra vào thế kỉ 21. Chia sẻ ngay cho đứa bạn thân đang đau răng để mọi người có thêm can đảm đến thăm nha sĩ nào.

Nguồn: http://kenh14.vn/

Bài liên quan