Những tiêm kích Trung Quốc sẽ “nghênh đón” tàu chiến Anh ở Biển Đông

Trung Quốc đã công bố “điều kiện” của mình để chiếc tàu khu trục chống ngầm HMS Sutherland của Hải quân Anh đi qua Biển Đông vào tháng Ba.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng rằng “các bên liên quan sẽ tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực, không gây thêm các rắc rối”. Tờ báo Trung Quốc Global Times còn nêu ra rằng, Trung Quốc muốn Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết mục đích rõ ràng khi cho chiến hạm đi vào khu vực Biển Đông. “Động thái này có phải là khiêu khích quân sự đối với Trung Quốc hay không? Và nếu không phải là khiêu khích, thì Hải quân Hoàng gia Anh cần hành xử một cách khiêm tốn khi đi qua vùng Biển Đông” — bài xã luận viết.

426 Content 777

Hôm thứ ba, hãng AFP đã trích dẫn câu nói của Bộ trưởng Quốc phòng Anh thông báo rằng, vào tháng 3, tàu khu trục nhỏ chống ngầm HMS Sutherland của Hài quân Anh sẽ đi qua vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Một ngày trước đó, tài khoản chính thức của Không quân Trung Quốc trên mạng xã hội Sina Weibo đã đăng tải bài viết ghi nhận rằng, Trung Quốc sẽ điều các máy bay tới vùng Biển Đông để hoạt động tuần tra trở nên “thường xuyên hơn”.

Việc điều động các máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đến các đơn vị chiến đấu và sử dụng các máy bay chiến đấu Su-35 trong các cuộc tập trận ở Biển Đông cho thấy rằng, Không quân Trung Quốc đã “cải thiện đáng kể” khả năng đối phó với các mối đe dọa an ninh không phận. Đây là ý kiến ​​này của ông Wang Mingzhi — giáo sư tại Học viện Chỉ huy Không quân PLA.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã gọi việc chiếc tàu khu trục chống ngầm đi qua vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông là sự hỗ trợ của nước Anh cho Hoa Kỳ. Ông Gavin Williams nói: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề này, chúng tôi rất ủng hộ tất cả những gì Mỹ đang làm”.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh không nêu rõ liệu chiếc tàu khu trục sẽ vào trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc, hoặc Vương quốc Anh sẽ khẳng định quyền tự do hàng hải trong khu vực bằng cách khác. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Kira Godovanyuk của Trung tâm Nghiên cứu Anh tại Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý đến vấn đề này.

Vương quốc Anh sẽ đi xa đến mức nào trong vấn đề này? Các tàu chiến Mỹ vào khu vực này, tiến sát các hòn đảo đang tranh chấp. Vẫn chưa rõ Vương quốc Anh sẽ hành động như thế nào, vì tàu chiến Anh sẽ vào khu vực này trong tháng tới. Nhưng, rõ ràng là Bắc Kinh xem xét ý định của họ đi qua vùng biển tranh chấp như một hành động không thân thiện. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu London sẵn sàng làm xấu đi quan hệ với Bắc Kinh. Tất nhiên, London không muốn để có như vậy bởi vì cuộc thảo luận về các mối quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư với Trung Quốc nằm trong chương trình nghị sự. Trong trường hợp này, lời tuyên bố của Bộ trưởng Anh chỉ biển hiện sự hỗ trợ đối với Mỹ, nhấn mạnh quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ, và khẳng định vị trí hàng đầu của Vương quốc Anh trong Khối Thịnh vượng chung Anh.

Theo chiến lược an ninh quốc gia mới của Hoa Kỳ được Donald Trump ban hành vào tháng 12, Trung Quốc và Nga là hai đối thủ địa chính trị của Hoa Kỳ. Vương quốc Anh, tất nhiên, thống nhất ý kiến với Hoa Kỳ. Theo chuyên gia Kira Godovanyuk, Vương quốc Anh đang làm việc một cách có hệ thống để tăng cường vị trí của mình trong tam giác Nhật Bản-Úc-Anh:

Không phải ngẫu nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã tuyên bố như vậy sau khi ông trở về từ Úc. Điều này cho thấy rằng, London ủng hộ lập trường của Úc về các vấn đề trong khu vực. Anh, Úc và Nhật Bản có thể hỗ trợ Mỹ đối đầu với Trung Quốc. Trong vài năm trở lại đây, nước Anh phát triển một cách có hệ thống mối quan hệ với Nhật Bản. Hai bên đã tổ chức các cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Và những thông tin đầu tiên về việc nước Anh có thể điều tàu khu trục nhỏ chống ngầm vào vùng biển này đã xuất hiện không phải là hôm nay mà sớm hơn nhiều — sau cuộc tập trận quân sự Nhật-Anh đầu tiên vào năm 2016.

Rõ ràng là hoạt động quân sự của Anh có thể gây căng thẳng trong mối quan hệ với Trung Quốc, và do đó làm trầm trọng thêm tình hình trong toàn bộ khu vực Biển Đông. Đồng thời, trong những tháng gần đây ở khu vực này đã ghi nhận một xu hướng mới — giảm bớt sự căng thẳng. Chứng tỏ về điều đó là cuộc gặp thứ 2 trong khuôn khổ cơ chế tham vấn song phương về các vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines đã kết thúc vào ngày 13 tháng 2 ở Manila. Hai bên đã nhất trí tiếp tục thảo luận các biện pháp tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố sự tin cậy, cam kết duy trì thái độ kiềm chế trong các vấn đề Biển Đông, không thực hiện các bước đi có thể làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, tác động tiêu cực đến hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nguồn: https://vn.sputniknews.com

Bài liên quan