Nước Anh trên chặng đường Brexit đầy chông gai

Năm 2017 được xem là một năm sôi động, đầy kịch tính của nước Anh trong tiến trình đàm phán Brexit để “chia tay” Liên minh châu Âu (EU), sau cuộc trưng cầu ý dân diễn ra mùa Hè năm 2016. Tuy giai đoạn một cuộc đàm phán đã kết thúc sau 6 vòng đàm phán với kết quả khả quan vào phút chót, song trước các thách thức cả trong và ngoài nước, nhiều khả năng giai đoạn 2 đàm phán vào năm tới 2018 sẽ rất khó khăn hơn nhiều đối với Thủ tướng Theresa May để đạt được những mục tiêu có lợi nhất cho xứ sở mù sương.

426 Content 368

Nhìn lại 6 vòng đàm phán vừa qua, có thể nhận thấy một thực tế là vị thế “mặc cả” của Anh lép vế hơn so với EU và chấp nhận hầu hết các yêu cầu của Brussels hơn là thương lượng thực sự. Tuy nhiên, trong bối cảnh Thủ tướng Theresa May đã không ít lần đương đầu với thách thức, đặc biệt khi chính trường Anh đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn, chia rẽ rõ ràng và công khai, thì thỏa thuận kết thúc giai đoạn 1 đàm phán để bước vào giai đoạn 2 với EU có thể xem là “cái kết có hậu” đối với bà May trong 1 năm nhiều sóng gió.

Thủ tướng Anh Theresa May nói:“Có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc về tương lai của nước Anh sau khi chúng ta rời EU. Chúng ta cần tranh luận để thể hiện sự quan tâm, tuyên bố để thể hiện sự dân chủ. Nhưng nước Anh không có chỗ cho những hăm dọa và thô bạo. Chính trường Anh cần là tốt đẹp hơn thế!” 1200 – 2

Tuy nhiên năm 2017 cũng là năm bắt đầu bộc lộ rõ nét những tác động của Brexit lên nền kinh tế Anh với tăng trưởng khiêm tốn. Đồng bảng giảm 10% kể từ tháng 6/2016, lạm phát ở Anh tăng nhanh hơn bất kỳ nước phát triển nào trên thế giới, từ 0,4% tại thời điểm tiến hành trưng cầu dân ý tháng 6/2016 lên tới 3,1% hồi tháng 11/2017. Người dân bắt đầu hứng chịu thiệt hại kinh tế do Brexit đem lại, và lên tiếng chỉ trích chính phủ đã chậm chạp trong việc xử lý đàm phán.

Người dân Anh cho rằng:“Brexit thực tế chưa diễn ra nên những thay đổi lớn đối với nền kinh tế sắp tới đang khiến chúng tôi cảm thấy lo lắng. Chính phủ sẽ phải thắt lưng buộc bụng, chúng tôi sẽ phải dè xẻn túi tiền của mình. Và chẳng ai biết được những năm tới sẽ thế nào, đó mới là vấn đề bất ổn mà chúng ta cần phải để tâm.”

Chính vì thế, câu chuyện Brexit của năm 2018 sẽ không phải về hình ảnh chính trị của Thủ tướng May mà sẽ tập trung vào cách London tiếp cận vào các thị trường EU một cách tối đa nhất, cũng như giành lại được quyền tự quyết ở mức cao nhất để bình ổn xã hội và thúc đẩy tăng trưởng.

Về lĩnh vực tài chính, khó có khả năng sẽ xảy ra đối đầu giữa hai bên trong đàm phán do vai trò của ngành này đối với toàn bộ nên kinh tế khu vực. Tuy nhiên việc xem xét lại hàng nghìn hiệp định ký với EU sẽ tốn rất nhiều thời gian. Nhiều khả năng Anh và EU đến tháng 10/2018 mới chỉ đạt được một thỏa thuận chung, chứ chưa thể đưa ra các chi tiết nhằm xác lập cụ thể mối quan hệ thời hậu Brexit giữa hai bên.

Ông Donald Tusk – Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) nói:“Không còn nghi ngờ gì rằng giai đoạn hai của Brexit mới chính là thử thách chính cho sự đoàn kết của chúng ta.”

Tiến trình đàm phán gây cấn này chắc chắn sẽ tác động đến chính trị nội bộ của nước Anh. Do lo ngại việc Công đảng có thể lên nắm quyền trong cuộc tổng tuyển cử sớm trước thời hạn, các phe phái trong đảng Bảo thủ sẽ phải dẹp lại những rạn nứt nội bộ trong năm 2018 và giữ cho được Thủ tướng Theresa May tại vị.

Nguồn: Antv.gov.vn

Bài liên quan