Hậu Brexit, người dân Anh và EU sẽ gặp phải những khó khăn nào khi di chuyển giữa hai khu vực này?
Mới đây, Thủ tướng Theresa May đã cảnh báo rằng, các công dân Châu Âu đến nước Anh sau khi Brexit chính thức có hiệu lực vào năm tới, có thể mất một số quyền lợi. Phát biểu này đã nhanh chóng làm dấy lên lo ngại về việc Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ thay đổi các chính sách dành cho công dân Anh trong giai đoạn chuyển tiếp rất nhạy cảm này.
Kiềm chế nhập cư là một trong những lý do chính khiến người Anh bỏ phiếu cho EU vào năm 2016 sau một làn sóng dân tị nạn kéo tới từ các nước nghèo ở Đông Âu.
Liên minh EU đã cảnh báo rằng nước Anh phải chấp nhận tất cả các quyết định của khối thương mại và đảm bảo quyền lợi cho các công dân EU hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh trong 2 năm chuyển tiếp. Nhưng Thủ tướng May đã rút ngắn thời hạn đến tháng 3/2019.
Trước khi bắt đầu chuyến công du tới Trung Quốc, bà May trả lời phóng viên: “Những người đã đến Vương quốc Anh khi nó còn là thành viên EU rõ ràng có những mục tiêu và hi vọng khác với những người đến sau và hiểu rõ tình hình mới”.
Đây là một trở ngại tiềm tàng giữa Anh và khối EU cần sớm được giải quyết để đạt được một thoả thuận chuyển tiếp ổn định khi kết thúc 46 năm liên minh.
Nhiều người ủng hộ Brexit bày tỏ lo ngại rằng kết quả trưng cầu dân ý có thể sẽ đổi chiều nếu Thủ tướng Anh quá cứng rắn và rút ngắn thời hạn quá vội vàng. Tuy nhiên, bà May đã bác bỏ một số lo ngại trên: “Kết quả bỏ phiếu sắp tới sẽ không thay đổi chính sách của chúng tôi khi Anh đã không còn là thành viên EU. Hiện nay, chính phủ sẽ tập trung thiết lập các điều kiện thương mại và xã hội mới cho Brexit”.
Thu Phương (Theo Reuters)