Sống ở Việt Nam 10 năm, khách Tây thấy sốc khi mua hàng bị nói thách

Với gần 10 năm sinh sống tại Việt Nam, du khách người Anh Ian Paynton đã chia sẻ thẳng thắn những điều anh thấy sốc khi tới đây du lịch.

Ian Paynton sinh ra ở London, Vương quốc Anh. Anh có dịp tới Việt Nam du lịch 2 lần vào năm 2007 và 2010. Trong mắt du khách này, Việt Nam là nơi có rất nhiều điều để khám phá, từ thành phố, làng mạc, cho tới núi non, biển cả và hang động.

"Đây cũng là một trong những nơi có mức chi phí hợp lý nhất để tham quan ở khu vực Đông Nam Á. Mỗi năm, ngày càng nhiều người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới tới đây sinh sống lâu dài và gọi là nhà", Ian trải lòng.

1 Song O Viet Nam 10 Nam Khach Tay Thay Soc Khi Mua Hang Bi Noi ThachChàng trai người Anh đã gắn bó với Việt Nam gần 10 năm (Ảnh: Twitter).

Sau khi ở Singapore và Hong Kong vào năm 2013, Ian rất muốn quay lại Việt Nam. Anh quyết định trở lại Hà Nội sinh sống từ năm 2016 và gắn bó đến nay.

Suốt gần chục năm gắn bó với dải đất hình chữ S, chàng trai người Anh đã "đúc kết" những kinh nghiệm riêng để chia sẻ cho du khách, những người lần đầu tới đây du lịch tránh bị sốc.

Tránh ăn mặc quá hở hang, phản cảm

Nếu như du khách phương Tây có thói quen ăn mặc khá thoải mái, thì Ian lưu ý khi tới thăm Việt Nam nên chọn những trang phục phù hợp, không nên mặc quá hở hang.

"Điều này đặc biệt cần lưu ý khi bạn tới thăm đền chùa, miếu mạo, những nơi tôn kính. Năm 2016 từng có một du khách ngoại quốc bị mời ra khỏi điểm du lịch linh thiêng vì chỉ mặc áo ngực và quần đùi", vị khách người Anh lưu ý.

Thói quen xếp hàng và tắc đường

Sống ở Việt Nam thời gian dài, chàng trai người Anh thú nhận, một trong những điều khiến anh bị sốc văn hóa là thói quen xếp hàng của người dân.

2 Song O Viet Nam 10 Nam Khach Tay Thay Soc Khi Mua Hang Bi Noi ThachTắc đường là cảnh tượng thường thấy ở các đô thị lớn (Ảnh: Dakooi).

Anh nhận thấy tại Việt Nam, xếp hàng không phải là điều phổ biến trừ một số nơi yêu cầu. Khách nước ngoài có thể cảm thấy thất vọng khi đang đứng đợi và bị ai đó chen lấn đòi lên trước. Ian lý giải, người dân không coi đây là hành vi thô lỗ.

"Họ thấy có lợi từ việc chen lấn và vẫn làm thế", anh nói.

"Cú sốc" tương tự với Ian là hiện tượng tắc nghẽn giao thông. Theo số liệu từ Statista, tính đến năm 2020, hơn 65 triệu xe máy lưu thông ở Việt Nam. Cũng giống như xếp hàng, anh cho rằng khi đang tham gia giao thông, chỉ cần có cơ hội vượt lên phía trước, người điều khiển phương tiện sẵn sàng chen lấn nhau.

Bị nói thách khi mua hàng

Khách nước ngoài bị nói thách khi mua hàng từ những người bán hàng rong không còn là câu chuyện hiếm gặp ở Việt Nam. Số liệu từ Statista trong năm 2018 cho thấy, có hơn 430.000 người bán đồ ăn trên đường phố. Và đây cũng là những quầy hàng phổ biến nhất.

3 Song O Viet Nam 10 Nam Khach Tay Thay Soc Khi Mua Hang Bi Noi Thach

Những gánh hàng rong quen thuộc trên đường phố Việt Nam (Ảnh: Fellow4u).

Ian nhận thấy, người bán hàng rong gặp khách du lịch đặc biệt là người nước ngoài coi chuyện nói thách là "bình thường". Điều này xảy ra nhiều hơn ở các điểm du lịch nổi tiếng. Bởi vậy, anh lưu ý mọi người nên thử trả giá một nửa so với mức giá người bán đưa ra.

4 Song O Viet Nam 10 Nam Khach Tay Thay Soc Khi Mua Hang Bi Noi ThachKhách quốc tế đội nón, chụp ảnh cùng quang gánh (Ảnh: Fellow4u).

Một số gánh hàng rong còn đòi tiền sau khi mời chụp ảnh cùng. "Nếu ở Hà Nội, bạn có thể gặp phải tình trạng những người bán hoa quả mời chụp ảnh với hàng hóa của họ và nón. Sau đó, họ sẽ yêu cầu bạn trả khoảng 1USD hoặc hơn", chàng trai người Anh cảnh báo.

Tôn trọng nơi thờ cúng

Giống như nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bất cứ nơi nào ở Việt Nam cũng đều có nơi thờ cúng, từ nhà hàng, khách sạn cho tới nơi làm việc đều có bàn thờ riêng.

Du khách nếu thuê trọ ở homestay hoặc sống tại nhà dân, nên tôn trọng những không gian thờ cúng này. Dù phòng riêng là không gian riêng tư, nhưng nếu thấy có bàn thờ, bạn cũng nên tránh các hành vi thân mật.

Trễ hẹn và đi tour không đúng lịch trình

Sau thời gian dài tại đây, Ian nhận thấy việc "trễ hẹn và đi tour không đúng lịch trình" là chuyện "bình thường ở Việt Nam", dù điều này có thể khiến khách nước ngoài bị sốc.

"Thay vì tức giận hoặc thất vọng, bạn nên hiểu người dân địa phương đánh giá cao sự linh hoạt. Họ tin rằng, mọi việc rồi sẽ ổn thỏa", anh nói.

Nguồn: Báo điện tử Dân trí

Bài liên quan