Trong cuộc chiến ngoại giao Anh-Nga, ít nhất người Nga không vô lý như người Anh.
Khi người Anh đã cáo buộc, buộc tội Nga về một điều mà người Anh biết rằng không có bằng chứng để cáo buộc thì tất nhiên người Anh sẽ không đời nào “cung cấp bằng chứng cho Nga hoặc mời Nga cùng tham gia điều tra” như yêu cầu của người Nga.
Thực tế đúng như vậy. Và Anh đã đưa ra “tối hậu thư” buộc Nga phải chứng minh trong sạch cho mình trong 24 giờ đồng hồ… nếu không thì những điều sau đây như báo chí đe dọa sẽ xảy ra: Trục xuất đại sứ, đóng của RT, đóng băng tài sản và tẩy chay Wolrd Cup.
Điều đặc biệt vô lý là thay vì người Anh phải chưng bằng chứng phạm tội để buộc tội Nga thì người Anh yêu cầu người Nga phải chưng bằng chứng để chứng minh mình vô tội. Rất thú vị, hài hước kiểu Ăng lê.
Hòa chung giai điệu của Bộ Ngoại giao Anh thì Bộ Quốc phòng Anh cũng tuyên bố gây sốc: “Thực tế, Nga nên im lặng và ra ngoài” khiến cho các “Diều hâu Nga” đã lên tiếng nhắc lại lời của Khorusov: “Nước Anh quá bé nhỏ, chỉ cần 2 quả bom thì đủ để hủy diệt 2 hòn đảo người Anh”.
Kết quả, Nga tuyên bố không liên quan gì đến vụ cựu Đại tá và con gái ông ta bị ngộ độc. Người Anh ra tay trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga, ngoài ra những đe dọa nêu trên đều trong thì tương lai “sẽ”, “nếu”…
Người Nga, tất nhiên, có hành động trả đũa lại Anh Quốc…
Nếu như Nga trả đũa vụ việc Mỹ trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga bằng tỷ lệ 1:22 (số nhà ngoại giao Mỹ phải rời khỏi Nga là 775) thì với Anh Quốc, Nga thực hiện tỷ lệ 1:1, tức trục xuất 23, nhưng đây chỉ là một “trailer” để đi đến 2 giải pháp: đóng Tổng Lãnh sự quán Anh tại St. Petersburg và chấm dứt hoạt động của Hội đồng Anh ở Nga.
Trong đó, cú trả đũa đau nhất mà người Anh phải chịu là đóng cửa hoạt động của Hội đồng Anh tại Nga.
Hội đồng Anh đại diện cho Vương quốc Anh trong lĩnh vực giáo dục và văn hoá trên toàn thế giới, mang đến một hiệu quả lớn cho lợi ích quốc gia thông qua “quyền lực mềm” ở các nước khác.
Tình trạng chính thức của nó là mơ hồ. Một mặt, nó là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Anh và được một phần ba tài trợ từ ngân sách nhà nước.
Mặt khác, nó được quản lý và hoạt động độc lập với Bộ Ngoại giao và các phương tiện chính cho các hoạt động của chính nó kiếm được, chủ yếu là do thanh toán học phí sang tiếng Anh.
Kết quả là tính hai mặt này cho phép Hội đồng Anh đóng vai trò là bộ phận văn hoá của đại sứ quán, hoặc là một tổ chức phi chính phủ, tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Tổ chức Hội đồng Anh hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới (tại Nga – kể từ năm 1992).
Hợp tác Moscow tại Bảo tàng Kremlin, Bảo tàng Pushkin, Gallery Tretyakov, và nhiều tổ chức văn hóa và giáo dục hàng đầu khác của Nga.
Nói chung, Hội đồng Anh, hình mẫu, trong đó sẽ có giá trị tương đương Rossotrudnichestvo (Cơ quan Liên bang về Các Khối thịnh vượng Các quốc gia độc lập, Người đồng hành ở nước ngoài, và Hợp tác Nhân đạo Quốc tế) và các tổ chức khác của chính phủ liên quan đến việc thúc đẩy các lợi ích của Nga ở nước ngoài.
Quan trọng nhất, ngoài ra, Hội đồng Anh đóng vai trò như một cơ sở “mái nhà” truyền thống cho các văn phòng tình báo Anh hoạt động. Điều này từ lâu đã được các đại diện của các cơ quan đặc biệt của Nga nói công khai.
Mười năm trước, trong cuộc khủng hoảng Nga-Anh vì “vụ cựu nhân viên KGB Litvinenko chết năm 2007”, lần đầu tiên, Hội đồng Anh đã bị Nga đóng cửa 13 trong số 15 trung tâm hoạt động tại Nga.
Bây giờ Hội đồng Anh đã nhận được một cú nữa, nhưng cũng chưa phải là “chết lặng” khi Maria Zakharova, phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, “người đứng đầu Hội đồng Anh vẫn ở Nga và có thể tiếp tục thực hiện tất cả các chương trình như một cố vấn văn hoá”.
Nguồn: http://baodatviet.vn