Tàu chiến Châu Âu và Mỹ liên tục tuần tra tại Biển Đông nhằm đảm bảo tự do hàng hải

Việc tàu chiến Châu Âu thực hiện tuần tra dồn dập ở Biển Đông cho thấy đã và đang có sự phối hợp ngày càng tăng giữa Mỹ và các đồng minh Châu Âu trong việc kiềm chế tham vọng địa vị chính trị của Trung Quốc, bao gồm yêu sách phi lý trên Biển Đông.

132 1 Tau Chien Chau Au Va My Lien Tuc Tuan Tra Tai Bien Dong Nham Dam Bao Tu Do Hang Hai

Ảnh minh họa - Tàu chiến của Anh. (David B. Larter/Staff)

Ngày 12 tháng 3, tàu hộ vệ trinh sát Prairial của hải quân Pháp đã rời cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, kết thúc chuyến thăm 4 ngày tới Việt Nam. Trước khi đến Cam Ranh ngày 9 tháng 3, tàu Prairial đã xuất phát từ căn cứ của Pháp ở Tahiti ngày 15 tháng 1 và con tàu lớp Floréal đã dừng ở cảng quân sự Sasebo của Nhật Bản vào tháng 2.Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery khẳng định:

“Chuyến thăm lần này là sự kiện rất quan trọng của Pháp ở Việt Nam trong năm nay. Chúng tôi muốn đưa ra thông điệp ủng hộ quan điểm của Việt Nam, ủng hộ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.”

Đại sứ Warnery nhấn mạnh: “Trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đó, ASEAN là trung tâm và Việt Nam là quốc gia đặc biệt quan trọng trong khu vực ASEAN”.Tùy viên quốc phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam Marc Razafindranaly cho biết:

“Tàu Pháp thăm Việt Nam ít nhất 2 lần mỗi năm, sẽ có nhiều người bất ngờ về điều này vì Pháp ít khi chia sẻ thông tin này rộng rãi.”

“Chúng tôi đặc biệt muốn công khai thông tin của chuyến thăm quan trọng này. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến nỗ lực của Việt Nam trong việc hỗ trợ Pháp giữa lúc đại dịch bùng phát. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Việt Nam rất thiết thực về sửa chữa trang thiết bị và thủy thủ đoàn.

Tất cả những điều đó là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Pháp và Việt Nam”, trung tá Razafindranaly nói thêm.Theo Razafindranaly, kết quả tốt đẹp của lần này được xem là nền tảng cho các chuyến thăm sắp tới tại Cam Ranh, không chỉ của tàu chiến mà còn là máy bay.

Trước tàu Prairial, tàu ngầm tấn công hạt nhân SNA Emeraude và tàu hỗ trợ BSAM Seine của Pháp đã thực hiện cuộc tuần tra ở Biển Đông. Pháp cũng đã điều tàu đổ bộ Tonnere và tàu hộ tống Surcouf để bắt đầu nhiệm vụ ba tháng ở khu vực Thái Bình Dương.

Tại đây, Pháp sẽ hai lần đi qua Biển Đông và tham gia tập trận với Mỹ và Nhật Bản trong tháng 5.Bộ Quốc phòng Anh cho biết tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân nước này sẽ tới Đông Nam Á trong thời gian từ tháng 4 tới tháng 6 năm nay. Australia cũng cho biết nước này sẽ tham gia cuộc tập trận với HMS Queen Elizabeth, cùng hải quân các nước như Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan.

Đầu năm 2021, khu trục hạm Winnipeg của Canada cũng đi qua eo biển Đài Loan nhằm gửi thông điệp: “Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do - rộng mở”.TS Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak Institute, Singapore) nhận định:

“Việc Châu Âu can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông cả về ngoại giao lẫn quân sự đang góp phần thúc đẩy ‘quốc tế hóa’ tranh chấp Biển Đông, thể hiện tầm quan trọng của Biển Đông đối với lợi ích kinh tế và an ninh của các nước bên ngoài và các nước Châu Âu.”

Ngoài ra, còn có sự phối hợp ngày càng tăng giữa Mỹ và các đồng minh châu u trong việc kiềm chế tham vọng địa chính trị của Trung Quốc, bao gồm chính sách phi lý của nước này trên Biển Đông.

Bài liên quan