Vấn đề Brexit: ECJ xem xét quy chế của công dân Anh tại các nước EU

Hà Lan đã gửi lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) vấn đề đang được quan tâm liên quan đến quy chế của công dân Anh sống trên “Lục địa Già”. Người dân Anh theo dõi cuộc trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond trên truyền hình. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ), ngày 7/2, Hà Lan đã gửi lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) vấn đề liên quan đến quy chế của công dân Anh sống trên “Lục địa Già”, vốn lo sợ các quyền của họ sẽ bị mất sau Brexit – Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Hà Lan đã gửi lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) vấn đề đang được quan tâm liên quan đến quy chế của công dân Anh sống trên “Lục địa Già”.

426 Content 1 34
Người dân Anh theo dõi cuộc trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond trên truyền hình. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ), ngày 7/2, Hà Lan đã gửi lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) vấn đề liên quan đến quy chế của công dân Anh sống trên “Lục địa Già”, vốn lo sợ các quyền của họ sẽ bị mất sau Brexit – Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Toà án Amsterdam đã gửi trường hợp của 5 công dân Anh đang sinh sống tại Hà Lan yêu cầu được bảo vệ trước nguy cơ các quyền của họ bị tước bỏ sau ngày 29/3/2019, thời điểm nước Anh chính thức rời EU.

Thẩm phán tòa án Hà Lan đã yêu cầu ECJ tại Luxembourg xem xét làm rõ một số điểm, đặc biệt là liệu những “quyền đã được hưởng” của công dân EU có thể bị xoá bỏ do những thay đổi về chính trị trái với ý muốn của những người có liên quan hay không.

Các nhóm đại diện cho khoảng 1,5 triệu người Anh sống ở 27 nước thành viên EU đã hoan nghênh khả năng diễn ra một cuộc điều trần về vụ việc mặc dù không ít luật sư đã bày tỏ nghi ngờ lập luận về các quyền đã được hưởng.

Đây là lần đầu tiên ECJ thụ lý vụ việc liên quan đến quy chế của các kiều dân Anh hậu Brexit. Những lo lắng của các công dân “xứ sở sương mù” vì mất quốc tịch EU vào năm tới sau khi Anh chính thức rời khỏi EU sẽ được ECJ xem xét sau yêu cầu của thẩm phán của cơ quan tư pháp này của Hà Lan.

ECJ là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc làm rõ phạm vi quốc tịch EU và việc Tòa án Amsterdam yêu cầu ECJ xác định khi nào các quyền đó chấm dứt được đánh giá là hành động phù hợp.

Cả Anh và EU đều cam kết tiếp tục duy trì những quyền của các công dân phía bên kia sinh sống trên lãnh thổ của mình từ trước thời điểm Brexit chính thức diễn ra. Tuy nhiên, vẫn xảy ra trường hợp một số công dân của cả hai bên khiếu nại vì lo ngại tình hình của họ sau Brexit sẽ có thể rơi vào tình trạng bấp bênh.

Nguồn: http://bnews.vn

Bài liên quan