Có lẽ nghe tâm sự này bạn sẽ thấy hai chữ “Việt kiều” nó cay đắng làm sao, nhất là những ngày tết đến xuân về.
Theo đó, người này tâm sự, những ngày tết không dám coi hình người ta sắm Tết vì nhớ nhà quá.
Nhưng vì mới qua, kinh tế chưa vững nên lại không dám mua vé máy bay về quê ăn tết cùng gia đình.
Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
Đấy là chưa nói đến việc mỗi lần về quê, ngoài tiền vé máy bay những người mang trên mình hai chữ Việt kiều còn phải tốn thêm ít tiền quà cáp cho gia đình, họ hàng. Ai cũng nghĩ Việt kiều về nước chắc sung sướng, đến thăm hỏi liệu rằng mình có thể thoái chút quà mà không tặng.
Nếu tặng người này mà bỏ qua người kia thì lại sinh mất lòng, sinh ra chuyện nọ chuyện kia. Rồi còn câu chuyện quà tặng, mang tiếng Việt kiều không chỉ tặng hộp bánh, cái kẹo mà phải tặng cái coi được. Đúng là cay đắng trăm bề.
Rồi thêm chuyện bà con kéo nhau đi ăn, rủ đi chung là cũng phải trả tiền, vì không trả là ba má phải gồng lưng ra trả, vì bà con nghĩ thằng này nó làm lương bên đó mấy ngàn đô một tháng…
Nhưng mấy người ở quê đâu biết rằng, mấy ngàn đô nhưng xài cũng nhiêu đó, giá vật chất bên đó cao, còn thuế nhiều, tính ra mấy nghìn cũng như mấy triệu bên này.
Theo tâm sự của Việt kiều này, ngồi ăn, hỏi thăm chuyện, phải trắng con mắt nói xạo là làm trong nhà hàng, làm khách sạn, làm trong bệnh viện, làm ở viện thẩm mỹ… chứ đâu dám nói rõ là con qua đó, có khi đi cắt cỏ, có khi làm công nhân xưởng giày,phục vụ bàn, làm nail… đủ thứ.
Thế rồi tết đến xuân về năm nay đành lỗi hẹn, năm sau có tiền khá hơn rồi về, chứ năm nay, chỉ biết gọi điện từ xa về nghe giọng bố mẹ gia đình.
Thế mới thấy Việt kiều xa xứ đâu có sướng như người ta vẫn nghĩ.
Nguồn: Quê Việt