Hành trình về Việt Nam đầy gian nan của một du học sinh mùa Covid-19: Liệu số tiền bỏ ra để trở về có phải là quyết định sai, quá sai không ?

Câu chuyện một du học sinh UK về nước trong mùa dịch Covid-19

Chuyến bay cuối cùng về nhà- không thể bỏ lỡ? Hành trình về nhà quả là gian nan cực độ.Trước khi lên máy bay:

  •  Ngủ được hai tiếng đồng hồ thì phải dậy chuẩn bị đi tàu lần cuối trong năm ra sân bay Heathrow. May mà có thằng bạn giúp đẩy một cái vali. Thẻ oyster hết tiền nên đẩy vali ra trạm Bethnal Green Station nạp tiền thẻ. Tính là còn hai cái thẻ nữa sẽ trả thẻ mà lấy lại được 10 đồng bảng Anh tiền mặt cho có đồng phòng thân. Ai ngờ nó không cho lấy lại tiền như vậy nữa. Đen lần 1.

132 1 Hanh Trinh Ve Viet Nam Day Gian Nan Cua Mot Du Hoc Sinh Mua Covid 19 Lieu So Tien Bo Ra De Tro Ve Co Phai La Quyet Dinh Sai Qua Sai Khong

  • Đến sân bay thì người ta chỉ tùm lum tà la, kéo hai cái vali đi khắp cái Heathrow vì người này chỉ chỗ này để check in, người kia chỉ chỗ khác. Nhân viên mặt đất ở Heathrow cũng chẳng nắm hết thông tin, nhiều người cũng phán liều luôn. Đuối thực sự.
  • Đợi mòn mỏi mới tới lượt mình check in. Tưởng là sẽ ổn thoả chứ. Ai ngờ còn vụ claim lại tax refund nữa. Đi bộ khắp cái Heathrow lần 2. Hên sao vẫn kịp giờ lên máy bay.
  • Trên cọc vé ghi 11:10 máy bay cất cánh. 10:49 vẫn chưa thấy người ta cho boarding lên tàu bay. Lúc 10:49 này người ta mới phát đồ bảo hộ PPE cho mình mặc. Tội mấy ông tây đi trên cùng chuyến. Cái đồ bảo hộ PPE đó làm theo size L của Việt Nam, mấy ổng to quá khổ, nhét không được, nhìn người ta lục tất cả đống đó lên kiếm cái XL cho ổng mà thấy tội.

Lên tàu bay

  • 11:10: người ta vẫn còn đang boarding lên tàu bay. Okay, vì người ta gọi người lên theo thứ tự ghế từ đầu và đuôi máy bay trước nên mình được lên trước (ghế 52E) nên mình sẽ kiên nhẫn chờ đợi vì mình được lên tàu bay trước. 11:30. Máy bay vẫn đứng yên vị trí. 12:00: vẫn không nhúc nhích. 13:00 chuẩn bị ra đường taxi. Hai tiếng delay mà không được một lời thông báo nào. Chưa kể, nhiệt độ ngoài trời là 23 độ, nực như thiêu như đốt, máy bay thì không môt ghế trống. Khoảng 600 con người trong bộ đồ xì trum xanh xanh PPE ấy trên máy bay mà không mở điều hoà. Bộ xì trum thì kím, không thoát mồ hôi ra được, nhiệt độ ngoài trời lên cao hơn khi đến giờ trưa như vậy. Thiệt tình chưa về mà thấy như hành xác.
  •  Đồ ăn thì thay bằng ổ bánh mì lạnh ngơ lạnh ngắt (còn mát lạnh hơn cả cơ thể hành khách trên máy bay) và nước suối; không tai nghe để coi phim trong suốt 12 tiếng bay, không đồ bịt tai cho đỡ ù tai, … phải nói là n cái không. Tự hỏi 1032 bảng đó mình bỏ ra có phải là một quyết định sai quá sai không?
  • Vé ghi về Hà Nội mà nó cho đáp ở Vân Đồn. Đuối vì dịch vụ lần nữa. Mà hạ cánh ở Vân Đồn rồi vẫn còn ngồi im trên không gian kín và nồng nực của máy bay thêm 1 tiếng đồng hồ chả vì lí do gì nữa. Nắng lực, đứng đợi giữa sân bay Vân Đồn (ngoài trời, dưới cái mái hiên nhưng nực vẫn hoàn nực) thêm 2 tiếng nữa cho các thủ tục khai y tế, đóng dấu hải quan với lấy hành lí xách tay. Đứng đợi xếp hàng giữa trời nắng nực vậy rồi, mà vẫn còn hội COCC được ‘ưu tiên’ hoàn thành thủ tục trước rồi rời đi rồi. Thôi đi đi cho rảnh nợ người khác.
  • Hoàn thành thủ tục hải quan, ra lấy hành lí thì một sự thật ngang trái đánh đến bên tai: hành lí của mình nằm trong số 38 người bị để lại nước Anh chờ chuyến bay kế tiếp sẽ gửi lại cho mình. Đời kiểu gì vậy? Tại sao lại là mình chứ? Trong hành lí kí gửi đó có hàng của con bé cùng phòng gửi cho khách của nó đến mấy ngàn bảng luôn. Hàng là một chuyện, còn quần áo, dầu gội, sữa tắm, đồ dùng cá nhân của mình ở đó nữa. Không biết sống làm sao trong thời gian cách li 14 ngày này. Ra làm cái giấy Hành lí thất lạc, mình có hỏi bao giờ đồ về thì nhận được câu trả lời rất hời hợt của nhân viên làm việc tại Vân Đồn rằng hành lí sẽ được gửi về cho mình tại nhà mình ở Sài Gòn trong chuyến bay kế tiếp. Mỗi tháng có một chuyến thì mình phải làm sao với số hàng trong cái vali đó hả trời? Chưa kể nắng nực vậy mà cái vali mình mang xách tay toàn đồ mùa đông thì mặc kiểu gì? Cũng ‘được’ chị nhân viên hỏi có quen ai là nữ đi cùng chuyến bay không. Mình đốp thẳng luôn là không mặc chung đồ của người khác, còn đồ lót thì làm sao mà mượn được. Vậy là bên đó nói bên VNA sẽ bồi thường lại cho mình một khoản để mua đồ dùng sinh hoạt trong thời gian cách li này. Nhưng bao giờ mới được nhận cái tiền đó? Rồi mình sống sao trong khu cách li tập trung không áo quần mùa hè???? Thấy một số bạn post bài lên FB về sự việc y chang và nhận được bình luận của bạn Hùng Anh là tiếp viên trên chuyến bay đó.

Bạn ấy nói do hành lí xách tay của hành khách quá nhiều nên không thể cầm về hết được. Okay cảm ơn bạn và phi hành đoàn đã quay lại vùng dịch để chuyên chở công dân về nước, nhưng bạn đi làm bạn có tiền mà, đâu ai bắt bạn làm không công. Chưa kể nếu là do hành lí quá kí thì tại sao lúc check in nhân viên mặt đất ở Anh không yêu cầu hành khách bỏ lại đồ như thường lệ? Bạn nói những người chúng tôi quy chụp cái hình ảnh VNA và trách nhiệm của việc hành lí bị bỏ lại nước Anh này cho bạn và bình luận khá ấm ức như vậy.

Nhưng bạn có biết cũng có những người như tôi, tôi còn dư 3 kí hành lí kí gửi, hành lí xách tay cũng đủ quy định mà bên bạn yêu cầu. Tôi không làm trái quy định bên bạn, mà câu bình luận của bạn lại đúng là vơ đũa cả nắm tôi và mọi người. Tôi cũng biết chắc nhiều người cũng tuân thủ cân nặng hành lí như tôi. Chưa kể, cái vali hành lí bị bỏ lại nước Anh đó, nó phải có cái gì đó quan trọng hoặc thiết yếu thì những hành khách chúng tôi mới quyết định mang nó theo về trong mùa dịch này chứ. Vì ai cũng biết rõ là số hành lí bị giảm một nửa, nên đương nhiên người ta đã phải chọn lọc những đồ cần thiết nhất rồi. Giờ còn bị để lại nước Anh có mục đích như vậy, thì những đồ người ta cần dùng thì móc ở đâu ra? Bạn có hiểu cho những người như chúng tôi? Đúng là dân đen nhưng tôi cũng có mọi quyền lợi như bạn chứ.

Bên công ty bạn làm sai, tôi không quy chụp phi hành đoàn là người phải chịu trách nhiệm cho việc này, tự bạn nhảy vổ bô rồi nói tụi tôi như vậy, tự hỏi, có bao giờ bạn nhìn sự việc từ khía cạnh của chúng tôi? Hành lí không lấy được, nhưng cũng vẫn phải về khu cách li mà không có đồ mặc. Chưa kể người ta cũng chẳng buồn thông báo tụi tôi đi cách li ở đâu, và đi mất bao lâu thì tới. Jetlag mệt mỏi, lại chẳng biết địa điểm cách li ở đâu, đi mất bao lâu, cộng thêm đói và tôi còn thêm quả bonus không hành lí. Một cục tức anh ánh dồn nén lại.

Chưa kể đến nơi thì mọi người cũng rất dễ thương, cũng chuẩn bị sẵn cơm cho rồi, mà nực vậy, nhà vệ sinh, nhà tắm thì dơ mà khiếp sợ luôn. Không hề chê bai gì, mà tôi chỉ nói đúng sự thật, không thêm thắt gì. Kiểu sàn nhà chát bằng cát luôn chứ không còn thấy nền gạch trắng nữa.

Bồn rửa mặt thì cành cây mắc chặn chỗ thoát nước. Nếu là tụi tôi dùng rồi bày bừa vậy thì bị mọi người mắng thì đúng, nhưng đằng này, vừa về nhìn thấy dơ vậy cũng có phần ái ngại tắm rửa, nên mỗi người dội tí này tí kia, đến tối thì cũng sạch sẽ hơn xíu để còn dùng tròng suốt 13 ngày kế tiếp. Đếm ngược từng ngày để được về. Vì vậy mới nói, lần tới có dịch thì ai ở đâu ở nguyên chỗ đó là an bình nhất rồi. Việt Nam quản lí tốt vụ cách li nhưng mất hành lí không có đồ mặc, chưa kể đồ mắc tiền trong hành lí như vậy nữa thì đúng là cực chẳng đã. Tự thấy ở lại có khi mình lại an nhàn và nhẹ đầu hơn về. Vẫn thấy đến giờ quyết định về là sai lầm. Cực chẳng đã mà.

Tổng hợp

 

 

Bài liên quan