Tướng về hưu:
Nguyễn Huy Thiệp viết "Tướng về hưu" vào năm 1987. Tác phẩm gây tiếng vang trên văn đàn Việt và được in trên tạp chí Les Temps Modernes số 512 tháng 3/1989. Tướng về hưu là câu chuyện xoay quanh bi kịch của người lính trở về sau chiến tranh, bởi những khác biệt về lối sống giữa ông với vợ chồng của con trai.
Cuối truyện, người lính già lựa chọn trở về đơn vị cũ với đồng đội và hy sinh trên chiến trường. (Ảnh: Hứa Mộc)
Muối của rừng:
Ra mắt năm 1986, "Muối của rừng" là tác phẩm đậm tính nhân văn xoay quanh nhân vật Diểu, người đàn ông chuyên đi săn thú rừng. Truyện ngắn là biến đổi phức tạp trong tâm lý của ông từ khi nhìn thấy con mồi cho tới lúc chứng kiến được tình cảm giữa cặp khỉ hoang và ánh mắt cầu xin của chúng.
Thông qua tác phẩm này, Nguyễn Huy Thiệp đề cao sự vị tha, hướng thiện của con người cùng vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hoá. "Muối của rừng" từng được xuất bản tại Thụy Điển.
Không có vua:
Có thể nói, đây là tác phẩm điển hình cho phong cách, cũng như giọng văn của Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn là câu chuyện xoay quanh những hỗn loạn, không có tôn ti trật tự trong gia đình lão Kiên, thợ sửa xe già.
Thông qua "Không có vua", người đọc thấy được những điểm xấu xa được ẩn sâu đằng sau vẻ ngoài đạo đức giả. (Ảnh: Báo Phụ Nữ)
Con gái thuỷ thần:
Đây được coi là tác phẩm khẳng định tài năng của Nguyễn Huy Thiệp trong việc xây dựng nội dung độc đáo. Trong "Con gái thuỷ thần", thiên tính nữ được tác giả khắc hoạ rõ nét.
Đó cũng là chìa khoá để hoá giải mâu thuẫn, khúc mắc hiện hữu bên trong tác phẩm. (Ảnh: Hứa Mộc)
Chuyện tình kể trong đêm mưa:
Tác phẩm xuất bản tại Pháp vào năm 1999 và được tái bản năm 2001. (Ảnh: Tần Tần)
Trái tim hổ:
Không chỉ nổi tiếng trong nước, Nguyễn Huy Thiệp còn sở hữu rất nhiều tác phẩm được ra mắt ở nước ngoài. "Trái tim hổ" (Le coeur du tigre ) cũng nằm trong số đó.
Tác phẩm này được ra mắt ở Pháp vào năm 1993 và tại Hà Lan vào năm 1995. (Ảnh: Tần Tần)
Chảy đi sông ơi:
Đây là tuyển tập gồm 10 truyện ngắn được Nguyễn Huy thiệp sáng tác trong giai đoạn từ 1982-2004. Tập truyện có nội dung tư tưởng và đề tài phong phú.
Tuy nhiên, về cơ bản, các câu chuyện đều lấy cảm hứng từ những cảnh đời đặc biệt để làm bật lên nét nhân văn, hướng thiện. (Ảnh: Hứa Mộc)
Thương nhớ đồng quê:
Nguyễn Huy Thiệp sáng tác truyện ngắn này vào năm 1992 và nó được chuyển thể thành phim năm 1995. Thời trẻ, Nguyễn Huy Thiệp từng đi đến nhiều vùng quê khác nhau, nên đây là một mảng đề tài chính trong văn nghiệp của ông.
Truyện ngắn "Thương nhớ đồng quê" là áng văn mượt mà dẫn người đọc vào những tình cảm vừa êm đềm xen lẫn ái ngại, xót thương; nhưng vượt lên tất cả là tình cảm với làng quê yêu dấu. (Ảnh: Hứa Mộc)
Những ngọn gió Hua Tát:
Là tác tiêu biểu cho giai đoạn đầu sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Trong đó, tác phẩm được Nguyễn Huy Thiệp xây dựng một cách trực diện, gợi cho độc giả nhiều suy tư về cuộc sống xung quanh cũng như bản ngã của mỗi con người. Văn chương của ông mạnh mẽ, lạnh lùng và thường nhìn thẳng vào những mặt trái của con người, xã hội. (Ảnh: Hứa Mộc)
Nguồn: BÁO ĐIỆN TỬ VTC NEWS - VTC.VN