Ukraine tỏ ra rất năng động, sáng tạo trong việc chuyển đổi các thiết bị bay thông thường, có sẵn trên thị trường để sử dụng trong chiến tranh. Drohnen của Ukraine thực sự trở thành mối đe dọa đối với người Nga.

Tuy nhiên bản thân Nga cũng đang triển khai tái vũ trang. Trong vài tuần tới, ai chinh phục được bầu trời, kẻ đó là người ra quyết định.

1 Cuoc Chien Tranh Cua May Bay Khong Nguoi Lai

Nhiều máy bay không người lái trông không dễ thấy, nhưng hiện đang rất hiệu quả - Nguồn: AP

Volodymyr Jatsenko, đồng sáng lập Ngân hàng Monobank Ukraine, đã treo thưởng 20 triệu hryvnia Ukraine, tương đương 490.000 euro, cho bất kỳ ai cho máy bay không người lái đỗ xuống Quảng trường Đỏ ở Moscow vào ngày 9/5. Ngày này, Điện Kremlin sẽ kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến II bằng một cuộc diễu binh hoành tráng.

Jatsenko có ý tưởng viết trên cánh thiết bị bay đó dòng chữ "Vinh quang thuộc về Ukraine" và "Vinh quang thuộc về các anh hùng". Ông cũng cho chế tạo loại máy này phục vụ quân đội Ukraine, bản thân nó cũng bay theo, nhưng không phải là đối thủ cạnh tranh.

Đề cập đến chuyện Drohnen bay tới Quảng trường Đỏ thoạt nghe có vẻ như khoe khoang. Thực tế là drohnen của Ukraine đã nhiều lần áp sát thủ đô Nga. Gần đây nhất, hồi tháng hai vừa qua theo báo chí Nga drohnen của Ukrain chỉ còn cách thủ đô Nga khi thì 100 km, sau đó thậm chí chỉ còn 70 km.

Moscow coi trọng mối đe dọa của drohnen Ukraine. Ngay từ cuối tháng 12 nhà chức trách đã tăng cường định vị vệ tinh, nhất là ở các khu vực xung quanh Moscow. Thomas Theiner, một chuyên gia quân sự nổi tiếng của Ý cho biết: “Cho đến nay, người ta vẫn đề cập tới các chuyến bay thử nghiệm của Ukraine. "Ukraine muốn kiểm tra khả năng bay và hành vi của thiết bị bay, tất nhiên họ cũng theo giõi mọi động thái của lực lượng phòng không Nga."

Nếu máy bay không người lái của Ukraine xuất hiện ở Moscow thì sẽ tạo ra tiếng vang to lớn cho Kiew và rất có ý nghĩa về khâu tuyên truyền, nhưng nó không thể gây ra bất kỳ thiệt hại nghiêm trọng nào cho Moscow. Tuy nhiên, đối với khu vực chiến tuyến ở phía nam và phía đông Ukraine tình hình lại hoàn toàn khác. Theo Theiner mỗi ngày có thể có khoảng 200 binh sĩ Nga thiệt mạng vì các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Lính Nga dù ở trong chiến hào hay ẩn nấp trong rừng rậm luôn lo nơm nớp cà ngày lẫn đêm bị chết vì bị máy bay không người lái bất thình lình tấn công.

Máy bay không người lái cũng có khả năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc phản công sắp tới của Ukraine. Hôm thứ bảy vừa qua một kho nhiên liệu lớn của Nga tại thành phố cảng Sevastopol trên bán đảo Crimea, nơi bị Nga sáp nhập đã bốc cháy do bị máy bay không người lái tấn công. Theo quân đội Ukraine hoạt động này nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho cuộc phản công sắp tới.

Người phát ngôn Bộ Tư lệnh miền Nam của Quân đội Ukraine Nataliya Humenyuk cho biết: "Việc thâm nhập các cơ sở hậu cần của địch là một trong những nhiệm vụ nhằm chuẩn bị cho sự phòng thủ cũng như cho cuộc phản công sắp tới.

Máy bay không người lái đang được Ukraine sử dụng phần lớn là vật thể bay do Tập đoàn khổng lồ DJI của Trung Quốc sản xuất. Trên Internet, giá của chúng từ 2000 đến 4000 euro. Người Ukraine đã cải tạo chúng để có thể thả lựu đạn hay phóng đầu đạn tên lửa chống tăng. Nga hiện chưa nắm được bí quyết này.

Quân đội Nga sử dụng các máy bay tứ giác (Quadrokopter) tuyp Mavic hoặc Matrice cỡ nhỏ để trinh sát. Moscow sử dụng máy bay không người lái kamikaze kiểu Lancet để tấn công. Chúng chủ yếu nhắm vào việc phá hủy các loại vũ khí chính xác do phương Tây cung cấp, như các loại pháo của Ba Lan, Pháp và Mỹ.

Trong các cuộc xung đột quân sự trước đây, cái gọi là máy bay không người lái (UVA) thường chỉ được một bên sử dụng trên bầu trời, phần lớn tự tung tự tác, để xác định vị trí và mục tiêu để tấn công. Các hoạt động của Quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan và Trung Đông là những ví dụ điển hình về điều này.

Tuy nhiên, ở Ukraine, UAV có mặt khắp nơi, trên chiến trường hầu như không thể phân biệt được bạn và thù. Do đó, không quá lời khi người ta nói về một cuộc chiến tranh bằng máy bay không người lái. Hiếm khi xảy ra một cuộc đối đầu trực tiếp giữa các vật thể bay này.

Tuy nhiên, cả hai bên đều tìm mọi cách để gây nhiễu tần số vô tuyến của kẻ thù, nhắm mục tiêu vào tín hiệu điều khiển hoặc định vị vệ tinh. Trong hai lĩnh vực này, nếu có sự nhiễu loạn máy bay sẽ bị rơi. Gần đây còn xẩy ra trường hợp mang tên Spoofing, tức lập trình lại sự điều hướng.

Binh sĩ Ukraine và Nga đã phát triển một biện pháp bảo vệ đơn giản nhưng rất hiệu quả để chống lại máy bay không người lái, ít nhất là đối với những thiết bị có ngòi nổ kích động: các vị trí pháo binh được che phủ bằng lưới kim loại vừa để ngụy trang , chúng có thể bắt giữ UAV bị rơi trước khi trúng mục tiêu.

"UAV là công nghệ chiến tranh của tương lai," chuyên gia quân sự Theiner nói. "Kế hoạch phản công của Kiev chỉ có thể thành công khi có sự hoạt động của UAV." Trinh sát đóng một vai trò quyết định trong các cuộc tấn công sắp xảy ra.

Máy bay không người lái có thể quan sát, theo giõi mọi hoạt động của kẻ thù, xác định các vị trí của chúng từ rất xa và truyền tín hiệu đến người điều khiển trong thời gian thực. Đối tượng tấn công chủ yếu của Ukraine là các kho vũ khí, căn cứ quân sự, doanh trại quân đội và các tuyến đường tiếp tế của Nga.

Thông tin về các vị trí này rất quan trọng trong giai đoạn đầu của cuộc phản công. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo.

Thời gian qua Ukraine đã cho thấy khả năng áp dụng chiến lược này thành công như thế nào khi tái chiếm phần lớn các khu vực bị chiếm đóng ở Cherson ở miền nam đất nước. Kiev đã theo dõi các mục tiêu nhạy cảm của quân đội Nga trong một thời gian dài sau đó tiêu diệt chúng bằng đạn chính xác.

Quân Nga buộc phải rời vị trí và rút lui sang bên kia sông Dnipro mà không kịp đánh trả.

Ukraine đã khéo léo tận dụng địa hình để tạo lợi thế cho mình. Tuy nhiên, kịch bản Cherson khó có thể lặp lại trong thế trận phản công mới. Các lực lượng Ukraine phải vượt qua hàng phòng thủ của kẻ thù bằng một cuộc tấn công thông thường. Đây sẽ là một khó khăn lớn.

Sáu tháng qua, Nga đã liên tục mở rộng các công sự dọc theo mặt trận, bao gồm các chiến hào, hàng rào chống tăng và bãi mìn. Ukraine có thể có đủ quân số và có thể có đủ xe bọc thép do phương Tây cung cấp. Nhưng sự thành công của cuộc phản công cuối cùng này cũng sẽ phụ thuộc vào những gì xảy ra ở trên bầu trời.

Khác biệt lớn so với các cuộc chiến tranh trước đây, cho đến nay, máy bay chiến đấu hầu như chưa được huy động. Máy bay không người lái lúc này có thể tạo ra sự khác biệt và quyết định sự thắng, bại. Hoa Kỳ đã chuyển giao 5.000 máy bay không người lái cảm tử Switchblade loại nhỏ cho Ukraine, cùng với 1.800 cái gọi là Bóng ma Phượng hoàng. Theiner giải thích: “Không ai biết chính xác tiềm năng của các hồn ma này. Ngay đến một bức ảnh về chúng cũng không có.

Ngoài đạn dược và vũ khí, lực lượng vũ trang Ukraine chắc chắn còn cất giữ nhiều máy bay không người lái cho cuộc phản công quy mô lớn của mình. Kiev cũng có thể tự sản xuất một số loại UAV với số lượng đáng kể. Phần lớn các loại drohnen mà Ukraine hiện có đều do Mỹ hoặc tập đoàn DJI của Trung Quốc chế tạo. Được biết chính thức thì Trung Quốc không cung cấp thiết bị bay này cho quân đội Nga.

Chính phủ ở Kiev đã nới lỏng các quy định nhập khẩu và bãi bỏ thuế đối với thiết bị bay không người lái. Nhiều sáng kiến đang hoạt động ở Ukraine để quyên góp tiền để mua hoặc tự sản xuất UAV, hàng nghìn thiết bị bay đã nhập khẩu theo con đường này.

Tổ chức gây quỹ thành công nhất là Army of Drone. Nhờ sự giúp đỡ của nam diễn viên người Mỹ Mark Hamill, người đóng vai Luke Skywalker trong "Chiến tranh giữa các vì sao", quỹ này đã huy động được 98 triệu euro để mua và chế tạo máy bay không người lái cũng như đào tạo lực lượng điều khiển.

Tất nhiên Nga cũng không ngủ. Máy bay không người lái thương mại trị giá mười triệu đô la được cho là đã được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra Nga còn sản xuất theo các phiên bản này. Tập đoàn vũ khí Nga Zala Aero Group đã phát triển một phiên bản mới của Lancet với ba đầu đạn khác nhau.

Ngoài ra, hành vi bay được cải thiện và trang bị phần mềm mới. Máy bay không người lái phát triển tốc độ lên tới 110 km/h và có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 40 km. Ngoài ra, các thiết bị gây nhiễu mới cũng sẽ được sử dụng. Cuộc chiến máy bay không người lái thực ra chỉ mới bắt đầu.

Alfred Hackensberger

Theo: WELT

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài