Năm 2021, các nước trên thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng. Hầu hết cư dân của các nước phát triển đều đã được tiêmliềuvắc-xin thứ hai, và ở một số quốc gia đã tiêm liều thứ ba.

Trong khi đó, chương trình tiêm chủng của Thế giới thứ ba đang gặp nhiều khó khăn. Ví dụ ở châu Phi, chỉ có 9% cư dân được tiêm chủng đầy đủ.

1 Dieu Gi Cho Doi Chung Ta Vao Nam 2022 Nhung Tham Hoa Co The Du Bao Truoc

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ở một số quốc gia, tỷ lệ này thậm chí dao động khoảng 1-2%. Điều này làm cho nguy cơ xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm hơn các biến thể đã tồn tại trước đây của coronavirus đang tăng lên. Ngoài ra, một kịch bản thảm khốc trong đó một chủng vi-rút kháng vắc-xin xuất hiện sẽ là điều không may cũng có thể xảy ra.

Phải nói rằng, Vắc xin COVID-19 là một thành công khoa học đáng kinh ngạc (tất cả đều được phát triển trong thời gian rất ngắn). Trên thực tế, gần 8 tỷ người sử dụng an toàn, đã chứng minh rằng những lo ngại của những người chống vắc xin là hoàn toàn vô căn cứ. Điều này cũng chứng tỏ rằng năm 2021 không chỉ là năm thành công của khoa học mà còn là năm chiến thắng sự thiếu hiểu biết.

Một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch là Nga, nơi theo số liệu chính thức, hơn 1.000 người chết mỗi ngày. Các nhà thống kê chỉ ra rằng Điện Kremlin đang thao túng dữ liệu và số người chết thực sự cao hơn nhiều. Kết quả bi thảm đó là kết quả của việc người Nga không muốn tiêm chủng, cũng là do không tin tưởng vào phương tiện truyền thông của chính họ, nên đã tìm hiểu từ Internet, nơi có đầy những bản in lại của các văn bản giả khoa học về tác hại được cho là của vắc xin. Điều nghịch lý là các văn bản đang được tái bản đều là một phần của chiến dịch đưa tin giả của Nga, được cho là nhằm vào phương Tây. Nói cách khác, năm 2021 là năm mà thông tin sai lệch có thể gây ra phản ứng ngược.

Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu. Trong một thế giới toàn cầu hóa, việc sản xuất ô tô ở Đức có thể phụ thuộc vào sự phá sản của một nhà máy bán dẫn ở Viễn Đông. Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại vào thời kỳ đầu của đại dịch, sau đó tình hình đang chậm được cải thiện. Những thiếu hụt dẫn đến lạm phát, đây là một vấn đề không chỉ ở Ba Lan, mà trên toàn thế giới.

Tại Hoa Kỳ, lạm phát gia tăng, nếu không được kiểm soát có thể phải tăng lãi suất. Điều này kéo theo những rủi ro nghiêm trọng. Việc tăng lãi suất thậm chí có thể gây ra suy thoái của nền kinh tế Mỹ, cũng có nghĩa là gây ra cơn sốt của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, không chỉ tình hình trên thị trường Mỹ mới đáng lo ngại. Nhiều dấu hiệu cho thấy bong bóng bất động sản ngày càng lớn ở Trung Quốc có thể vỡ và hậu quả là dẫn đến khủng hoảng kinh tế Trung Quốc.

Vào năm 2021, căng thẳng gia tăng xung quanh Đài Loan và vào giữa năm vừa qua, người ta thậm chí còn suy đoán Trung Quốc quyết định chiếm hòn đảo này bằng vũ lực. Nếu điều trên xảy ra, có nghĩa chiến tranh Trung-Đài, và có thể là cả chiến tranh Trung-Mỹ xảy ra. Tuy nhiên, khả năng xảy ra của nó dường như không cao trừ khi Bắc Kinh cho rằng Washington sẽ không bảo vệ Đài Bắc và tính toán sai. Giống như Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây, họ nhận thức được cái gọi là "MAD" (Mutually Assured Destruction - Sự hủy diệt lẫn nhau) trong trường hợp có tấn công hạt nhân. Ngay cả trong trường hợp chiến tranh thông thường, họ cũng có thể tiêu diệt lẫn nhau bởi những thiệt hại về kinh tế.

Mặc dù vậy, căng thẳng trực tiếp xung quanh Đài Loan và rộng hơn là trong khu vực vẫn sẽ gia tăng. Một trong những hành động để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc là việc thành lập vào năm 2021 một liên minh quân sự và chính trị của Hoa Kỳ, Úc và Anh mang tên AUKUS - đôi khi được gọi là NATO của Thái Bình Dương. Và sự xoay trục của Hoa Kỳ theo hướng này sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, cùng lúc đó, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Âu, không giống như 20 năm trước, đang tăng lên và có thể sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2022. Ngoài ra, áp lực của Mỹ đối với Liên minh châu Âu trong việc kiềm chế Trung Quốc cũng sẽ gia tăng. Trong trường hợp của Đức, áp lực này sẽ gặp phải sự kháng cự, có nghĩa là đôi khi căng thẳng.

Cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Hoa Kỳ hay Trung Quốc, hoặc cả hai (trong trường hợp chiến tranh xảy ra), sẽ đồng nghĩa với việc giảm giá năng lượng. Điều này sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga. Ở thời điểm này, hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine chưa bao giờ dừng lại. Nga vẫn là một quốc gia hiếu chiến. Những yêu cầu gần đây của nước này đối với Hoa Kỳ và NATO là phương Tây sẽ không chỉ phải cam kết không kết nạp thêm thành viên mới mà còn phải làm cho các thành viên như Ba Lan trở thành hạng hai, trong khi Nga vẫn là một mối đe dọa đối với các nước láng giềng. Vào năm 2022, các dấu hiệu cho thấy sẽ có các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Nga tại Geneva. Nếu Hoa Kỳ nhượng bộ thì đồng nghĩa với việc Ba Lan bị Nga đặt vào vùng ảnh hưởng bằng không và có nhiều khả năng Kiev sẽ không gia nhập NATO.

Năm 2021 là năm mà Belarus khó có thể cưỡng lại phạm vi ảnh hưởng của Nga. Xác suất trở thành vùng đặc quyền lợi ích của Matxcơva là rất lớn. Về cơ bản, Belarus có thể sẽ vẫn là một quốc gia độc lập, nhưng sự hợp nhất của Nga và Belarus vào năm 2022 có thể sẽ tăng tốc. Không thể loại trừ khả năng sẽ có những căn cứ quân sự thường trực của Nga ngay bên ngoài biên giới phía đông của Ba Lan. Điều đáng nói ở đây là thảm họa lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Ba Lan, không ai ở Ba Lan thực sự quan tâm, nó không gây ra những tranh luận và suy ngẫm nghiêm túc về việc liệu sau 30 năm, chúng ta có thể làm điều gì đó khác biệt hay không.

Ở Đức, đã có sự thay đổi về vị trí thủ tướng. Một trong những động thái mới nhất của Thủ tướng Angela Merkel là can thiệp ngoại giao vào cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan-Belarus và Belarus-Litva. Thủ tướng mới sẽ tiếp tục đường lối của bà Merkel và những điều chỉnh sẽ không đáng kể. Tính đến cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp, dự kiến ​​diễn ra vào tháng 4, sẽ không có gì quan trọng xảy ra trên chính trường EU vào giữa năm nay. Cuộc tranh luận về liên bang hóa sẽ tiếp tục với cường độ tương tự như năm 2021 và những năm trước đó.

Bất kể Tổng thống Emmanuel Macron có tái đắc cử hay không thì Đức và Pháp vẫn sẽ thúc đẩy EU hoạt động với sức mạnh mới và sẽ hướng tới mục tiêu thắt chặt hơn nữa hội nhập. Các vấn đề về pháp quyền có thể sẽ được nêu ra mạnh mẽ hơn trước, và việc giải ngân các quỹ của EU có thể đi kèm với các nhượng bộ của Ba Lan và Hungary trong vấn đề này.

Vào đầu năm 2021, việc nối lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran được nhìn nhận với sự lạc quan. Tuy vậy, không có quá nhiều lý do để lạc quan. Chiến thắng của ứng cử viên tổng thống cứng rắn trong cuộc bầu cử Iran và việc Iran bắt đầu làm giàu uranium lên mức 60% bắt buộc phương Tây vào năm 2022 phải đối mặt với hai lựa chọn - hoặc chấp nhận Iran như hiện nay, đồng thời sẽ công nhận phạm vi ảnh hưởng và Tehran thay vào đó sẽ từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình, hoặc sẽ phải chấp nhận thực tế là Iran sẽ được sở hữu vũ khí hạt nhân. Và chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh của Iran. Trong bất kỳ kịch bản nào, rõ ràng là việc Donald Trump rút khỏi thỏa thuận với Iran không mang lại lợi ích gì.

Sẽ có ít sự kiện xảy ra với chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng gia tăng ở Triều Tiên làm cho vấn đề này có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Bởi vì, như chúng ta biết, khi mọi thứ càng tồi tệ hơn ở Triều Tiên thì Kim Jong Un lại càng muốn dùng bom hạt nhân và tên lửa của ông ta để đe dọa.

Năm 2021 là một năm yên ắng trong quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, đến nỗi xung đột của họ gần như bị lãng quên. Những người lạc quan nói rằng hai nước đã đạt được thỏa thuận gần như chưa từng có, những người bi quan cho rằng chính trị trong nước ở cả New Delhi và Islamabad sẽ không cho phép họ đi đến sự thấu hiểu nhau trong nhiều năm. Trong bất kỳ kịch bản nào, thực tế là cả hai quốc gia không ở bên bờ vực chiến tranh và là nguyên nhân cho sự lạc quan.

Ở Trung Đông, cuộc chiến ở Syria đang tàn lụi, cuộc chiến bi thảm ở Yemen bắt đầu, và giao tranh vẫn tiếp diễn ở Ethiopia và Libya. Những cuộc chiến này chứng minh những quy luật bất di bất dịch của chính trị. Tựu chung lại, các cuộc nội chiến có thể tồi tệ hơn các cuộc chiến giữa các quốc gia.

Cuộc chiến ở Syria chứng minh rằng người chiến thắng sẽ không bị xét xử (mặc dù trước đó gây nhiều tội ác – ND),  ở Yemen, thế giới không quan tâm đến những đứa trẻ sắp chết, ở Ethiopia, thế giới thậm chí không biết đến cuộc chiến tranh, và cuộc chiến ở Libya, lịch sử đã bị biến thái. Bởi vì, Saif al-Islam Gaddafi, ứng cử viên cho chức tổng thống Libya, người tuyên bố sự cần thiết của hòa giải và thống nhất Libya là con trai của Muammar.

Tác giả: Witold Jurasz

Người dịch: Xuân Nguyên

Nguồn: Queviet.eu