Việc đốt sách không phải trong vài thế kỷ gần đây mà đã từng xảy ra từ trước Công Nguyên.
Theo Tanakh (Kinh thánh tiếng Do Thái), vào thế kỷ thứ 6 TCN, vua Jehoiakim của vương quốc Judah đã đốt một phần sách cuộn của nhà quý tộc Baruch ben Neriah, người đã viết sách theo lệnh của nhà tiên tri Jeremiah.
Ở phương Đông vụ “Đốt sách chôn Nho” của Tần Thủy Hoàng càng khủng khiếp hơn, việc này xảy ra vào năm 213 trước Công nguyên.
Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên, còn gọi là Thái sử công thư (Sách của quan Thái sử), gồm 130 thiên, được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc kéo dài trên 2500 năm, từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời của Tư Mã Thiên xinhuabooksandiego.com |
Ba loại sách Lý Tư xem là nguy hiểm nhất về phương diện chính trị, đó là triết học, thi ca (đặc biệt là Kinh Thi), lịch sử (Kinh Thư và các ghi chép lịch sử của nước khác ngoài Tần). Tuy nhiên, Lý Tư vẫn cho bảo quản sách về kỹ thuật và một số loại sách khác.
Rất ít sách lịch sử trước thời nhà Tần còn lưu lại, nếu còn phần nào đó thì chúng có thể đã bị phá hủy vào năm 206 TCN, khi kẻ thù tràn vào, đốt cháy cung điện của nhà Tần, ví dụ như Cung A Phòng (阿房宫), một tổ hợp cung điện lớn của Tần Thủy Hoàng, nơi có thể lưu trữ nhiều sách. Sự kiện này đã từng được ghi lại trong bài thơ Phần thư khanh (焚书 坑) nghĩa là "Hố đốt sách", của nhà thơ Chương Kiệt (章 碣) đời nhà Đường. Hiện nay, hố này vẫn còn di tích ở phía đông nam chân núi Ly Sơn, thuộc huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây.
Có chôn sống các học giả không?
Đốt sách là sự kiện diễn ra năm 213 TCN, còn “chôn Nho” thì vào năm 212 TCN. Sau khi hai pháp sư Hầu Sinh và Lư Sinh hứa tìm ra loại thuốc trường sinh bất tử cho Tần Thủy Hoàng nhưng không thực hiện được, Tần Thủy Hoàng ra lệnh bắt giam hơn 460 học giả để chôn sống ở Hàm Dương, còn nhiều người khác thì bị lưu đày.
Bức họa chân dung Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN wapbaike.baidu.com |
Năm 2010, nhà sử học Trung Quốc Lý Khai Nguyên cho rằng Tư Mã Thiên đã sử dụng sai tư liệu lịch sử. Ông tin rằng việc đốt sách và chôn sống các học giả chỉ là giả sử, tổng hợp khéo léo giữa việc có thật là "đốt sách" và việc sai là "chôn Nho", nghĩa là không giết các học giả, những người chết đều là chiến binh.
Tuy nhiên, thái độ của các học giả Trung Quốc về cơ bản là giống nhau, họ đều cho rằng những ghi chép trong Sử ký là đáng tin cậy. (Còn tiếp).
Nguồn: Báo Thanh Niên điện tử