Tục khai bút đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam với ước muốn một năm mới may mắn, thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới và sự nghiệp hanh thông như diều gặp gió.
Khai bút là hoạt động ý nghĩa, tốt nhất là được thực hiện vào ngày đầu tiên của năm, có thể ngay sau Giao thừa. Tuy nhiên tùy hoàn cảnh, bạn có thể chọn thời điểm thích hợp nhất với mình để khai bút đầu xuân trong khoảng thời gian từ sau Giao thừa cho đến mùng 5 Tết. Nghĩa là từ mùng 1 Tết đến trước khi đi học hoặc đi làm trở lại, bạn đều có thể lựa chọn giờ hoàng đạo để làm lễ khai bút.
Khai bút đầu năm Quý Mão 2023 vào giờ nào thích hợp?
Khai bút đầu năm Quý Mão 2023 vào giờ nào thích hợp?
Việc khai bút đầu năm thường sẽ được thực hiện từ đêm Giao thừa đến ngày mồng 5 Âm lịch. Cụ thể, với Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, bạn có thể tham khảo những giờ đẹp sau đây để khai bút:
– Mùng 1 Tết (tức 22/1/2023 Dương lịch): 4h, thuộc giờ chính Dần
Những người làm công tác quản lý, học sinh sinh viên khi chào đón Giao thừa xong nếu có điều kiện thì có thể khai bút. Nếu kỹ hơn thì tìm phương Đông Nam để ký kết, viết lách, mở màn cho năm mới, phù hợp Thiên – Địa – Nhân.
– Mùng 2 Tết (tức 23/1/2023 Dương lịch): Giờ Sửu (01h-03h), Thìn (07h-09h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
– Mùng 4 Tết (tức 25/1/2023 Dương lịch): Giờ Dần (03h-05h), Mão (05h-07h), Tỵ (09h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Thủ tục khai bút đầu năm
Để việc khai bút đầu năm mới diễn ra thuận lợi và may mắn, bạn cần lưu ý:
– Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
– Chuẩn bị bút viết cẩn thận, kiểm tra bút kỹ càng để tránh khi khai bút gặp trục trặc như hết mực, lỗi…
– Chuẩn bị giấy trắng, sổ, sách hoặc tấm bìa màu hồng, đỏ
– Dọn dẹp bàn học hoặc bàn làm việc sạch sẽ ngăn nắp để ngồi khai bút
– Chọn trước những câu nói hay hoặc suy nghĩ những mong ước cần viết
Lưu ý gì khi khai bút đầu năm?
Những điều cần tránh khi khai bút đầu năm
– Tránh mắc sai sót, nghĩ kỹ trước khi viết.
– Không bỏ dở những điều đang viết.
– Hạn chế sao chép của người khác, nên viết những gì do bản thân tự nghĩ.
– Giữ tâm thế nghiêm túc, tập trung để thể hiện sự tôn trọng với nghi thức khai bút.
Ý nghĩa phong tục khai bút đầu xuân
Người xưa thường đốt lư trầm bên bàn viết, lấy cây bút mới, mài mực tàu và hạ bút viết trên giấy hoa tiên (giấy có in hoa) hoặc giấy hồng điều (giấy đỏ). Không gian khi khai bút phải yên tĩnh, người viết phải trang nghiêm, tĩnh tại… Mỗi người đều thành tâm viết lên những câu chữ và gửi gắm vào đó những điều ước nguyện về một năm thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới, sự nghiệp như ý.
Các ông đồ hay các nho sỹ thời xưa thường viết câu đối hoặc viết một chữ thật đẹp để treo trong nhà, có người chỉ viết ngày tháng năm và một vài câu mang ý nghĩa may mắn như: “Khai bút đại cát”, “Tân xuân đại cát”… Cũng có người viết lên những mong muốn của mình trong năm mới hay đơn giản là chép lại những đoạn văn hay, những bài thơ, những câu tục ngữ, danh ngôn ý nghĩa.
Ngày nay, tục khai bút đầu xuân đã có nhiều thay đổi. Nó không còn phổ biến mà mang đậm ý nghĩa như xưa nữa. Tuy nhiên, với nhiều gia đình, đặc biệt là các học sinh, giới văn sỹ, thi sỹ, người làm nghề viết lách…, phong tục này vẫn rất được coi trọng. Ngoài những giá trị chân thiện mỹ, việc khai bút đầu xuân còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ tượng trưng cho sự khởi đầu một sự nghiệp, sự học mà còn gửi gắm rất nhiều tâm tư, nguyện vọng về một năm mới suôn sẻ, hạnh phúc và thành công.
Do có ý nghĩa đề cao sự học nên phong tục khai bút đầu xuân vẫn được duy trì thường xuyên ở nhiều gia đình Việt Nam. Thời gian thực hiện nghi thức khai bút thường diễn ra sau lễ Giao thừa. Tuy nhiên, nhiều người cẩn thận, họ còn đi xem trước ngày giờ tốt để khai bút với hy vọng đón nhiều tài lộc trong năm mới.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.