Con cá heo mũi chai nhảy lên cao tới 3 m trong không trung. Ảnh: BBC.
Con cáo heo mũi chai nhảy lên khỏi mặt nước trong bức ảnh ước tính nặng 500 kg. Ảnh: BBC.
Nhiếp ảnh gia về động vật hoang dã Andrew Cottrell đang đi dạo trên bãi biển ở Hunmanby Gap hôm 23/1 thì phát hiện một đàn cá heo mũi chai khoảng 20 con.
Ông cho biết đàn cá heo mũi chai ở cách bờ khoảng một km và “dường như đang rất vui” khi nhảy lên khỏi những đợt sóng. Chúng đang bơi hướng về phía nam tới Bempton Cliffs nhảy lên cao tới 3 m trong không trung.
Việc chứng kiến những con cá heo nhảy lên khỏi mặt nước cao tới như vậy là rất hiếm gặp ở khu vực này. Cá heo thường xuất hiện ngoài khơi bờ biển Yorkshire rất hiếm gặp vào mùa đông.
Ông Cottrell đã nghỉ hưu ở Filey vào tháng 10/2022. Vị nhiếp ảnh gia cho hay ông chọn khu vực này vì “vẻ đẹp, cũng như thế giới động vật hoang dã và con người”.
Những người thợ lặn đã dũng cảm lao xuống làn nước để cắt lưới cho con cá voi to lớn bằng một chiếc xe buýt 2 tầng. Ảnh: Reuters
Những người thợ lặn Tây Ban Nha đã cố gắng cứu mạng một con cá voi dài 12m bị mắc vào lưới đánh cá bất hợp pháp, trong một nhiệm vụ khó khăn nhằm giải phóng nó.
Con cá voi lưng gù khổng lồ bị mắc vào lưới cá ở ngoài khơi đảo Mallorca, Tây Ban Nha vào hôm thứ Sáu ngày 20/5/2022. Đây đã là lần thứ 3 giống loài này được nhìn thấy ở khu vực quần đảo Balearic. Nhưng sự thích thú đã nhanh chóng biến thành nỗi lo lắng khi các nhà khoa học hàng hải nhận ra nó đang gặp rắc rối.
Chú cá voi rất hợp tác và mừng rỡ khi được cứu giúp. Ảnh: Reuters
Loại lưới cá này đã bị cấm hơn 30 năm nay vì nó đe dọa sinh vật dưới đại dương. Ảnh: Reuters
Con cá voi lưng gù này là con thứ 3 được nhìn thấy ở quần đảo du lịch Balearic. Ảnh: Reuters
Ban đầu những người thợ lặn đứng trên thuyền để cắt lưới, nhưng những nỗ lực này đã thất bại. Sau đó các thợ lặn từ 2 Trung tâm Albatros và Skualo đã tham gia cuộc giải cứu. Họ nhảy xuống biển và dùng dao cắt lưới.
Torras nói: ''10 giây đầu tiên con cá voi có vẻ lo lắng, vì nó nhìn thấy bọt khí nổi xung quanh. Nhưng tôi đoán là nó nhận ra chúng tôi muốn giúp, vì thế nó thư giãn và chúng tôi bắt đầu công việc từ mớ lưới phía trước miệng con cá. Chúng tôi tiếp tục cắt và con cá lắc người để giũ lớp lưới ra''.
Mất khoảng 45 phút để giải thoát con vật khổng lồ khỏi mớ dây chằng. Sau đó con vật bơi xung quanh để lấy lại sức mạnh trước khi bơi đi xa.
Lưới cá được gọi là ''bức tường chết'' vì nó có thể mắc vào những loài vật bị cấm đánh bắt. Liên Hiệp Quốc đã cấm dùng lưới đánh cá trên đại dương trong 30 năm qua.
Nguồn: Metro