Dù chưa có kinh nghiệm nuôi con nhưng mỗi ngày Hằng đều tự tay ẵm bồng, đưa nôi, cho uống sữa, thay bỉm, vệ sinh cho hàng chục đứa trẻ sơ sinh có mẹ là F0

1 Nu Tiep Vien Hang Khong Lam Me Hang Chuc Dua Tre So Sinh Co Me La F0

2 Nu Tiep Vien Hang Khong Lam Me Hang Chuc Dua Tre So Sinh Co Me La F0

3 Nu Tiep Vien Hang Khong Lam Me Hang Chuc Dua Tre So Sinh Co Me La F0

4 Nu Tiep Vien Hang Khong Lam Me Hang Chuc Dua Tre So Sinh Co Me La F0

Trung tâm HOPE ngôi nhà mới của trẻ sơ sinh có mẹ là F0.

Ban đầu, dự tính mọi người sẽ vào 1 phòng trong BV Hùng Vương chăm sóc các bé, nhưng sau đó BV đã liên hệ với trường mầm non Họa Mi 2 để mượn điểm trường làm nơi chăm sóc cho các bé. Ngày trung tâm được trưng dụng từ trường mầm non, các tình nguyện viên phải dọn dẹp, lau dọn rồi đặt nôi, chuẩn bị các vật dụng để xây dựng phòng cho các bé. Các bé ở đây “già" nhất cũng chỉ hơn 1 tháng tuổi là được gia đình đón về.

5 Nu Tiep Vien Hang Khong Lam Me Hang Chuc Dua Tre So Sinh Co Me La F0

Chưa lập gia đình, nhưng nay Hằng hạnh phúc khi hàng ngày được tận tay chăm sóc cho hàng chục đứa trẻ có bố mẹ là F0 đang phải điều trị

Chăm sóc trẻ không phải là điều dễ nhất là với trẻ sơ sinh, thậm chí có bé sinh non chỉ nặng 2kg là điều khó khăn với các bảo mẫu.

Nhưng sau 1 tuần đi vào hoạt động, đến nay bản thân Hằng đã quen với công việc của mình. Hằng đã thuộc lòng “sở thích” của từng bé. Có bé 2 – 3 tiếng mới đòi ăn nhưng có bé chỉ 1 tiếng là đòi ăn. Hằng đã quen cách ăn uống của các bé. Ví dụ bé háu ăn sẽ được các cô cho sữa trước

sau đó đi pha sữa cho bé còn lại. Có bé cô phải bế, ôm bình để con ăn. Nhiều bé nhỏ quá không ăn bình được, các điều dưỡng của bệnh viện sẽ sang cho bé ăn bằng các ống pipet nhỏ xíu.

Hằng kể:

“Lúc đầu nhìn thấy bé ăn nhiều quá trớ ra. Sữa ở cả miệng và mũi trào ra, tôi đã nín thở, lo sợ vô cùng vì tôi không biết phải làm sao, phải nhanh chóng cầu cứu các chị có kinh nghiệm. Sau này, tôi mới biết các con bé chỉ cần ăn no một chút là sẽ ộc sữa ra.

Tôi đã có kinh nghiệm, trong số 12 trẻ trong phòng, bé nào ăn ra sao, háu ăn hay ăn chậm là tôi biết và cho các bé ăn theo cữ của chúng”.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đi vệ sinh suốt nên lúc nào cũng phải sờ sờ bỉm thấy nặng nặng phải thay cho bé ngay. Hằng sợ nhất đó là các bé 'ngủ ngày cày đêm'. Các cô trực tối coi như là thức trắng đêm bởi cứ bé này ọ ẹ là bé bên cạnh cũng ọ ẹ theo.

6 Nu Tiep Vien Hang Khong Lam Me Hang Chuc Dua Tre So Sinh Co Me La F0

Công việc của Hằng chăm sóc các bé sơ sinh.

Có bé nằm im, các cô cũng phải sờ tay lên ngực bé xem bé thở như thế nào. Sợ nhất với các bảo mẫu đó là có bé nào tím tái, gồng người lên khó thở. Hằng kể, bình thường chắc gia đình chăm 1 bé sơ sinh đã mệt nhưng các bảo mẫu ở đây chăm sóc gần 60 bé sơ sinh.

Bịn rịn lúc chia tay

Các tình nguyện viên làm việc chia ca, mỗi ca sẽ 2 bảo mẫu chăm sóc các con. Phòng của Hằng có 12 bé nên có hai cô chăm. Hằng khoe có một bé trai má lúm đồng tiền Hằng nhận là con. Nhưng khi ba mẹ đến đón bé về cảm giác của Hằng cũng bịn rịn, hụt hẫng không kém.

 7 Nu Tiep Vien Hang Khong Lam Me Hang Chuc Dua Tre So Sinh Co Me La F0

Niềm vui nhìn các bé thay đổi từng ngày, cảm xúc bịn rịn lúc chia tay các bé về với gia đình.

"Bé được ba mẹ tới đón về, tôi phải quay đi giấu nước mắt, nhớ lắm vì mình đã chăm và bế ẵm bé. Niềm vui là đón các bé từ điều dưỡng đưa sang, hàng ngày mình chăm sóc bé, khi bé về với gia đình cũng nhớ và không muốn chia tay” – Hằng tâm sự.

Tuy nhiên, có những bé không may mắn vì các cô gọi cho gia đình đến đón thì gia đình nói chưa thể đón được. Mỗi ngày có khoảng 6,7 con được gia đình đến đón thì lại chuyển thêm các con từ bệnh viện sang.

Hiện trung tâm HOPE đang có 58 trẻ sơ sinh. Hơn 1 tuần ở trong trung tâm, Hằng chuẩn bị sẵn tâm lý khi nào dịch hết cô mới về.

Mẹ chỉ dặn Hằng cẩn trọng phòng bệnh. Vóc dáng gày, nhỏ có 46 kg, ngày nào Hằng cũng lon ton đi xách nước về tắm cho bé.

“Nhiều lúc đúng như thời chiến, tôi bê những thau nước chạy thật nhanh để các điều dưỡng tắm cho bé, nước phải lấy từ nhà vệ sinh, pha nóng rồi cho mỗi bé 2 thau. Bé tắm xong các cô lại đua nhau chạy đi đổ nước, thực sự có lúc mệt nhưng thấy bé tắm xong bé nào cũng thơm tho, xinh đẹp mọi người lại quên hết vất vả”.

Hằng chia sẻ từ nhỏ cô đã sống tự lập, ba Hằng làm trong quân đội nên đi học ngoài Hà Nội suốt, nhà chỉ còn ba mẹ con Hằng. Mẹ vất vả nuôi lớn hai chị em Hằng và luôn ủng hộ các quyết định của con cái.

Từ lúc sinh viên Hằng đã đi tình nguyện các nơi nên khi dịch đến Hằng tích cực tham gia, mẹ Hằng chỉ dặn dò con gái cẩn thận dù Hằng đã được tiêm hai mũi vắc xin.

Những cung bậc cảm xúc “làm mẹ” ở trung tâm HOPE sẽ giúp Hằng có nhiều trải nghiệm của tuổi trẻ, cũng như cô tin rằng chỉ cần có quyết tâm thì không gì không làm được.

Khánh Chi

Nguồn: infonet.vietnamnet.vn