Người dân nơi đây thoải mái tắm tiên mà không hề có chút xấu hổ nào. Tuy nhiên, phụ nữ lại không được trân trọng như thế bởi còn những hủ tục kỳ lạ ăn sâu vào suy nghĩ.

Điều kì lạ ở đất nước Nepal

Ở đất nước Nepal, nơi có đỉnh núi Everest xinh đẹp có rất nhiều câu chuyện đầy thú vị như không có đèn giao thông, không có xe buýt. Phần lớn người dân ở đây theo chế độ đa thê và những tục lệ liên quan đến phụ nữ có thể làm bạn cảm thấy “bực mình”.

132 1 Quoc Gia Ki La Phu Nu Thoai Mai Tam Tien Den Giao Thong Khong Xuat Hien

Du khách tới đây chắc hẳn sẽ vô cùng ngạc nhiên trước cảnh tượng phụ nữ thoải mái tắm tiên ngay cả ở những nơi đông người. Bởi đây là tập tục bình thường của phụ nữ Nepal nên họ không hề cảm thấy ngại ngùng.

Bà mẹ và con gái sẽ tới các con sông hoặc con suối gần nhà để tắm mà không hề mặc gì trên người, họ cũng chẳng sợ ánh mắt tò mò, khó hiểu của người khác. Đây là thói quen hình thành từ bé nên họ đã thực sự quen với điều này.

132 2 Quoc Gia Ki La Phu Nu Thoai Mai Tam Tien Den Giao Thong Khong Xuat Hien

Ảnh minh họa.

Người Nepal có hẳn một lễ hội tắm thánh tên là Swasthani Brata Katha. Trong lễ hội này, phụ nữ ngồi quanh đống lửa sưởi ấm rồi ngâm mình, tắm trong dòng nước sông Salinadi chảy qua thị trấn Sankhu, Kathmandu.

Phụ nữ bị xua đuổi, hắt hủi khi đến kỳ kinh nguyệt

Theo văn hoá người Nepal, phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt sẽ bị xua đuổi và dọn ra ở trong một túp lều dựng tạm, không được lại gần người khác. Họ cho rằng, kinh nguyệt của phụ nữ rất dơ bẩn và đen đủi.

Khi đến kỳ, họ sẽ dọn ra sống trong một chiếc lều chật hẹp cho đến khi nào hết mới được trở về nhà. Tại đây, không ai được nấu nướng, ăn uống đầy đủ cũng như không được tắm chung với người dân trong làng. Chính vì thế, nhiều phụ nữ đã tử vong vì nhiễm trùng máu do điều kiện sống quá tồi tàn.

Vào năm 2015, toà án tối cao Nepal đã ban hành quyết định cấm hủ tục này. Tuy nhiên, đa số người dân nơi đây sống ở vùng núi, nông thôn, có dân trí thấp nên quá trình này diễn ra rất chậm.

Nhiều cô gái vẫn bị bố mẹ xa lánh và cấm cản trong “ngày đèn đỏ” của mình.

Nepal đã đưa Chhaupadi vào danh sách những tội ác cần ngăn chặn

Chính phủ Nepal không hẳn làm ngơ trước những sự việc tiêu cực liên quan đến hủ tục này. Bằng chứng là vào năm 2005, luật pháp Nepal đã đưa Chhaupadi vào danh sách những tội ác vi phạm pháp luật cần bị cấm thi hành tại bất cứ đâu trong lãnh thổ quốc gia này. Tuy vậy, chính vì không có mức xử phạt cụ thể nên tình trạng vẫn đâu vào đó và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Các nhà hoạt động xã hội không vì thế mà từ bỏ, họ liên tục tổ chức những chiến dịch kêu gọi tẩy chay Chhaupadi, nâng cao nhận thức của người dân về kinh nguyệt cũng như loại bỏ ý nghĩ cho rằng kinh nguyệt là thứ dơ bẩn cần phải tránh xa.

Cô Radha Paudel, một nhà hoạt động xã hội, đồng thời là người sáng lập nên tổ chức "Hành động vì Nepal", lên tiếng: "Đây chẳng khác gì một kiểu phân biệt đối xử cả. Và xã hội này lại chấp nhận thứ truyền thống hủ bại ấy. Đây không còn là vấn đề về nhân phẩm nữa, mà nó đã trở thành sự vi phạm nhân quyền của phụ nữ".

Với Paudel, giải pháp đơn giản nhất chính là tạo được không khí đối thoại toàn dân về vấn đề này: "Kinh nguyệt là phản ứng sinh lý vô cùng tự nhiên của con người. Và điều ta cần làm là cho người dân biết nhiều hơn về những lý giải mang tính khoa học liên quan đến kinh nguyệt ở phụ nữ".

Điều mà họ làm đầu tiên chính là thuyết phục những thầy cúng ở các làng xóm để họ thay đổi quan điểm về kinh nguyệt. Rất nhiều người, sau khi đã được cung cấp nhiều bằng chứng khoa học, đã chấp nhận từ bỏ và không còn muốn cổ súy hủ tục này nữa. Tuy nhiên, với Paudel, việc chấm dứt Chhaupadi chưa phải là đích đến cuối cùng mà cô hướng tới.

"Lý do cốt lõi nhất đằng sau Chhaupadi chính là sự phân biệt đối xử. Việc ngăn cấm phụ nữ được hành kinh tại nhà đã trở thành một vấn đề về nhân quyền. Chừng nào việc phân biệt giới tính vẫn còn tiếp diễn, thì sự cô lập hẵng còn đó".

Nhờ sức lan tỏa của các hoạt động do tổ chức của Paudel dẫn dắt, cùng với các tổ chức nhân quyền khác trong và ngoài nước, Chính phủ Nepal đã chính thức thông qua một đạo luật mới liên quan đến Chhaupadi.

Theo đó, phụ nữ đang trong thời kì hành kinh hay mới sinh nở đều được bãi miễn trách nhiệm phải thực thi nghi thức Chhaupadi.

Theo Khỏe & Đẹp