Quốc gia giàu có với những điều kỳ lạ không tưởng: Ly hôn rồi đàn ông vẫn phải chu cấp cho vợ cũ, mang pha lê ra rải đường!

Đây là một vài trong số rất nhiều điều kỳ lạ không tưởng về đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp, đáng sống.

Trong nhiều năm, đất nước Thụy Sĩ luôn ở trong top những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. Điều đó cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên bởi một loạt lý do nhưng tựu chung lại thì đây là một đất nước của sự thoải mái và thiên nhiên tuyệt đẹp.

Tuy nhiên, ngoài những danh lam thắng cảnh đẹp ngoạn mục và vô cùng nổi tiếng, socola ngon “bá cháy bọ chét” và các ngân hàng đáng tin cậy, đất nước này còn có một số thứ khác khiến người ta phải tròn mắt ngạc nhiên.

Trang Bright Side đã tìm hiểu sâu nền văn hóa của Thụy Sĩ để tìm hiểu xem người dân sống ở một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới sẽ ra sao và liệu cuộc sống của những người nhập cư ở đó có tốt đẹp hay không.

1 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

Dưới đây là một vài trong số rất nhiều điều kỳ lạ không tưởng về đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp:

1. Giá cả đắt đỏ

Mức lương ở Thụy Sĩ có vẻ cao phi thường so với nhiều quốc gia khác, nhưng cảm giác choáng ngợp về số lương ấy sẽ lập tức “bốc hơi” khi bạn nhìn thấy giá cả ở những siêu thị bình dân nhất. Ví dụ, 1kg thịt bò có thể có giá khoảng 40 franc (tương đương gần 1 triệu đồng/kg).

Một người phụ nữ mới chuyển đến Thụy Sĩ sống và đây là cảm nghĩ của cô: “Sau khi chuyển đến thành phố Geneva, tôi đã suy nghĩ về giá cả và so sánh với giá cả hàng hóa ở đất nước của tôi. May là tôi dừng đúng lúc, không thì ngất”.

2 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

2. Đắt nhưng lại rất ổn định

Tại tất cả các cửa hàng buôn bán ở Thụy Sĩ, giá các sản phẩm giữa các cửa hàng đều tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá nhiều. Và cách người dân Thụy Sĩ tiết kiệm tiền là… mua đồ giảm giá. Hầu hết các cửa hàng đều giảm giá tới 50% đối với một số mặt hàng sắp hết hạn sử dụng.

3 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

Một người đàn ông người Thụy Sĩ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: “Thật ngược đời, xăng ở Thụy Sĩ lại khá rẻ. Năm 1979, tôi nhớ mình đã trả 1,20 franc/lít (hơn 29.000 đồng theo tỷ giá hiện tại). Giờ đây, 4 thập kỷ sau, giá thấp đến mức nực cười là 1,70 franc (42.000 đồng/lít)”.

4 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

3. Thuê nhà “khó hơn lên trời”

Các chủ sở hữu nhà ở rất “kén chọn” người thuê và họ yêu cầu rất nhiều giấy tờ để xác nhận việc người thuê có khả năng thanh toán. Nếu bạn không có việc làm và bảo hiểm, bạn gần như không thể tìm được một nơi ở tốt đẹp.

Một cô gái mới chuyển đến Thụy Sĩ đã phải thốt lên như thế này: “Giá căn hộ ở Thụy Sĩ rất cao, đặc biệt nếu bạn muốn thuê một phòng ở gần thị trấn hoặc gần hồ. Nhưng ngay cả ở những thị trấn nhỏ hơn cũng có giá rất cao so với các nước khác”.

5 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

4. Bảo hiểm đặt lên hàng đầu

Hầu hết người dân Thụy Sĩ đều phải có bảo hiểm y tế và tự chi tiền để đóng. Một cô gái chuyển đến Thụy Sĩ cùng gia đình cho biết: “Mỗi người ở đây đều phải trả một loại thuế y tế nào đó. Người lớn trả khoảng 2.500 franc (hơn 61 triệu đồng). Việc đóng thuế y tế cho phép họ được chữa trị miễn phí. Nhưng nha khoa là lĩnh vực riêng biệt, không liên quan. Thật là khoản tiền ngớ ngẩn”.

5. Chi phí y tế “có tâm” nhưng quá “chát”

Các bác sĩ ở đây đều đề cao việc dùng thuốc “không gây hại”, vì vậy nếu tiên lượng bệnh nhân có thể tự khỏi, bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc. Không có bác sĩ nào ở Thụy Sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các thủ thuật hoặc uống thuốc vô ích. Người dân địa phương thường ít khi đi kiểm tra sức khỏe, vì chi phí đắt đỏ, trừ khi bị bệnh mới buộc phải đi.

Một cô gái sống ở Thụy Sĩ kể về lần đi khám bệnh của mình: “Tôi nhớ mình đã bị ho kinh khủng. Nó tồi tệ đến mức tôi không thể ngủ được. Sau 6 tiếng xếp hàng, các bác sĩ mới kê cho tôi thuốc giảm ho. Tôi đã trả hơn 300 franc (7,4 triệu đồng) để giảm cơn ho”.

6 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

6. Sang láng giềng mua thực phẩm để… tiết kiệm tiền

Nhiều người Thụy Sĩ sống gần Đức, Pháp và Ý, thường đến các quốc gia này để mua thực phẩm ở đó. Họ cũng mua quần áo ở nước láng giềng, nhưng có những hạn chế về số lượng hàng hóa được chuyển qua biên giới.

Ví dụ, bạn không thể mang quá 20kg trái cây và rau quả mỗi người, 5 lít sữa và 3 lít nước trái cây. Ngoài ra, bạn không được mang quá 0,5kg thịt. Tất nhiên, nếu bạn đi cùng người khác, bạn có thể mang khối lượng gấp đôi.

7. Tiền phạt cũng rất phức tạp

Hầu hết mọi giao lộ ở Zurich đều có camera để ghi lại mọi hành vi phạm luật dù là nhỏ nhất. Nếu bạn phạm luật, bạn sẽ nhận được thông báo trong e-mail rằng bạn phải trả tiền phạt.

Phí đỗ xe khá đắt và bạn chỉ có thể để xe bên ngoài trong vòng 1,5 tiếng đồng hồ. Đây là lý do tại sao nhiều người đã bán xe ô tô và chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi xe đạp.

7 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

Nhưng tiền phạt không chỉ dành cho những người lái xe. Bạn có thể bị phạt cho bất kỳ vi phạm nào và câu chuyện của một blogger là minh chứng cho điều này.

Blogger này cho biết: “Một ngày nọ, ở Zurich, một cô gái lên tàu và mua vé qua một ứng dụng. Nhưng người soát vé nói rằng vé không hợp lệ vì nó được mua sau 38 giây kể từ khi tàu bắt đầu khởi hành. Cô gái cố gắng giải thích rằng mạng Internet chậm và dù sao thì cô ấy cũng có vé nhưng người soát vé phạt cô ấy 30 franc thay vì 90 franc (trong trường hợp không có vé). Giá của tấm vé là 8,6 franc. Điều này là ngớ ngẩn hay công bằng?”.

8. Ly hôn rồi đàn ông vẫn phải chu cấp tiền cho vợ cũ

Ở Thụy Sĩ, có luật lệ buộc người chồng phải chi trả tiền cấp dưỡng không chỉ cho con mà cả vợ cũ của họ trong trường hợp cả 2 ly hôn. Trên thực tế, ai có thu nhập cao hơn thì phải trả tiền cấp dưỡng cho đối phương nhưng đa phần đàn ông phải trả khoản tiền này.

9. Lối đi bộ dát pha lê

Trong khi sơn phần đường dành cho người đi bộ, các công nhân đã trộn sơn màu vàng với những viên pha lê Swarovski nhỏ giúp tăng độ phản chiếu ánh sáng vào ban đêm. 500 gram tinh thể pha lê là cần thiết cho 1 mét vuông.

8 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

10. Rác được phân loại sạch sẽ, gọn gàng

Nếu phân loại rác trước khi đi đổ, bạn sẽ được miễn phí nhưng nếu cứ để chung cả túi, bạn phải trả 1 franc cho túi rác có dung tích khoảng 20 lít. Điều tối thiểu cần thiết là bạn phải phân loại thủy tinh, giấy, nhựa và rác thải hữu cơ, cũng có các hộp đựng riêng cho xương cá và thịt, chai kem và chất tẩy rửa, và tách cà phê.

9 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

11. Có nhiều ngôn ngữ chính thức

Ở Thụy Sĩ, có 4 ngôn ngữ chính thức: Pháp, Đức, Ý và Rhaeto-Romance. Tùy thuộc vào thành phố, ngôn ngữ thay đổi nhưng hầu hết mọi người ở đây đều nói được nhiều ngoại ngữ. Tiếng Đức ở Thụy Sĩ khác với tiếng Đức của người Đức.

11. Những luật lệ kỳ quái

Thụy Sĩ có rất nhiều luật nghiêm ngặt. Ví dụ như khi bạn chuyển đến một nơi ở mới, bạn cần phải dành 3 ngày để đọc và hiểu tất cả các quy tắc. Hoặc ở một số căn nhà, bạn không được tắm vào buổi tối trong khi một số căn khác lại yêu cầu không được xả nước trong nhà vệ sinh vào buổi tối.

Một nơi khác lại quy định bạn chỉ được tắm sau 10 giờ đêm. Người Thụy Sĩ cho rằng tiếng nước chảy gây ồn và cản trở giấc ngủ của hàng xóm!

10 Quoc Gia Giau Co Voi Nhung Dieu Ky La Khong Tuong Ly Hon Roi Dan Ong Van Phai Chu Cap Cho Vo Cu Mang Pha Le Ra Rai Duong

Nguồn: BS

Nguồn: Tổng hợp

Bài liên quan