Bí mật truy tìm mộ và phân tích DNA là chìa khóa để làm sáng tỏ bí ẩn về vụ sát hại cả gia đình Sa hoàng cuối cùng của Nga.
Gia đình Sa hoàng Nikolai II
Năm 1979, một nhà địa chất ở Nga đã tiếp cận một khu cánh đồng cỏ gần khu rừng Koptyaki. Ông có giấy phép để thăm dò địa chất ở khu vực này, và các nhà chức trách cho biết ông đến để nghiên cứu địa chất.
Nhưng thực chất ông có một nhiệm vụ khác: Truy tìm thể xác của gia đình Nga Hoàng cuối cùng bị sát hại ở đâu đó trong khu vực này.
Hơn 60 năm trước đó, Sa hoàng Nicholas II đã thoái vị ngai vàng trong khi chịu áp lực của Liên xô cũ, một nhà nước được thành lập sau cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917. Những người Bolshevik quản thúc gia đình Sa hoàng, và sau đó đột ngột hành quyết họ vào năm 1918 - triều đại hoàng gia cuối cùng của Nga. Sa hoàng, Hoàng hậu Alexandria, bốn người con gái và một con trai của họ được cho là đều đã bị giết chết.
Liên Xô cũ luôn giữ bí mật về các vụ hành quyết, và đảng Cộng sản cầm quyền không cho phép điều tra sự kiện lịch sử. Vì vậy, khi nhà địa chất tìm thấy một ngôi mộ tập thể, ông đã giữ bí mật về phát hiện của mình cho đến sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ vào năm 1991.
Vụ thảm sát tàn bạo gia đình Sa hoàng Nga cuối cùng
Trong khi gia đình Sa hoàng Nga chờ đợi một cuộc giải cứu khi bị Cộng sản Liên xô giam giữ. Cuộc nội chiến đã bùng lên khắp nước Nga giữa những người Cộng sản và Bạch quân, những người phản đối Chủ nghĩa Cộng sản. Khi Bạch quân giành được vị trí và tiến đến Ekaterinburg, những người Bolshevik quyết định họ phải hành động nhanh chóng. Gia đình Sa hoàng Nga Nicholas II đã không được giải cứu.
Vào lúc 2 giờ sáng ngày 17 tháng 7 năm 1918, Nicholas II, vợ và năm người con của họ, cùng với bốn người hầu, được đánh thức và bảo rằng hãy chuẩn bị lên đường.
Nhóm người do Nicholas dẫn đầu, người bế con người mang túi xách, được hộ tống đến một căn phòng nhỏ ở tầng dưới. Mười một người đàn ông (sau đó được báo cáo là đã say rượu) bước vào phòng và bắt đầu nổ súng. Sa hoàng và vợ của ông ta là những người đầu tiên bị bắn chết. Bọn trẻ thì không bị chết ngay, có lẽ bởi vì tất cả đều đeo những món đồ trang sức giấu kín được khâu bên trong quần áo của chúng, làm chệch hướng những viên đạn. Những người lính đã hoàn thành công việc với lưỡi lê và nhiều tiếng súng hơn. Cuộc thảm sát rùng rợn diễn ra trong 20 phút.
Vào thời điểm qua đời, vị hoàng đế 50 tuổi và hoàng hậu 46 tuổi. Con gái Olga 22 tuổi, Tatiana 21 tuổi, Maria 19 tuổi, Anastasia 17 tuổi và Alexei 13 tuổi.
Công chúa Anatasia với phụ vương Nikolai II
Phân loại các bộ xương
Cuối cùng thì một cuộc khai quật đã được bắt đầu vào năm 1991. Hài cốt được gửi đến cho các nhà khoa học để xét nghiệm ADN. Trong thời gian đó, một số người tự nhận là một trong những đứa trẻ sống sót một cách thần kỳ trong cuộc thảm sát này. Trong đó có một số người tự nhận là Nữ công tước Anastasia. Liệu họ có nói đúng sự thật không? Các nhà khoa học rất quan tâm để giải quyết bí ẩn này, nhưng thực tế nó không hề dễ dàng.
Các nhà điều tra không chắc có bao nhiêu người được chôn trong ngôi mộ tập thể. Tất cả các thi thể được đổ xuống hố cùng nhau, và chúng bị phân hủy theo thời gian, để lại những mảnh xương lẫn lộn lung tung.
Các nhà khoa học bắt đầu bằng cách thử nghiệm các dấu hiệu lặp lại song song (STR) ngắn trên DNA hạt nhân. Việc này giúp họ xác định có 9 người được chôn trong ngôi mộ tập thể này. Các bộ xương được đánh số từ một đến chín. Các xét nghiệm DNA cho thấy bộ xương 4 và 7 là cha mẹ của các bộ xương 3, 5 và 6. Như vậy các nhà khoa học đã tìm thấy 5 trong số 7 người của gia đình Romanov.
Các bộ xương khác không liên quan. Các nhà sử học từ lâu đã biết rằng bốn người hầu đã được chôn cất cùng với gia đình hoàng gia. Nhưng còn, cần xác định hai đứa trẻ còn lại của gia đình Romanov đã mất tích mà không có trong ngôi mộ tập thể này.
Để cuộc điều tra tiến triển, các nhà phả hệ pháp y đã phải vào cuộc.
Xác định danh tính gia đình Sa hoàng Nga cuối cùng
Các nhà điều tra đã kiểm tra DNA ty thể (mtDNA) của xương, được tìm thấy bên ngoài nhân tế bào và hoạt động như một trạm năng lượng của tế bào. Con người thừa hưởng DNA hạt nhân từ mỗi người cha hoặc người mẹ, người mẹ chỉ truyền mtDNA. Đối với phụ nữ, điều đó có nghĩa là họ có cùng mtDNA với mẹ, bà của họ, v.v. Con trai cũng thừa hưởng mtDNA của mẹ nhưng họ không truyền nó cho con cái.
Các nhà phả hệ pháp y đã xây dựng một cây phả hệ để xác định những người thân nào của gia đình hoàng gia vẫn còn sống và họ có sẵn sàng cho một mẫu máu hay không. Đối với Hoàng hậu, việc xác định DNA thật dễ dàng. Bà là cháu gái của Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh. Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh và chồng của Nữ hoàng Elizabeth, cũng là hậu duệ trực tiếp và ông đã đồng ý cung cấp mẫu DN cho các nhà nghiên cứu.
Kết quả xét nghiệm DNA đã đưa ra các quyết định chính xác. MtDNA trong hài cốt tìm thấy phù hợp với Hoàng thân Philip. Điều đó có nghĩa là Hoàng hậu và ba người con gái của bà đã thực sự được chôn cất trong ngôi mộ tập thể này.
Nhưng những câu hỏi vẫn còn. Hai đứa trẻ của gia đình Romanov bị mất tích ở đâu?
Tìm thấy hai người bị mất tích của gia đình Sa hoàng Nga cuối cùng
Trong nhiều thập kỷ, có hai người phụ nữ từng tuyên bố họ là Anastasia, con gái út của gia đình Romanov. Một người phụ nữ là Anna Anderson xuất hiện ở Berlin vài năm sau vụ hành quyết và tự xưng rằng cô sống sót nhờ sự giúp đỡ của một người lính Bolshevik tốt bụng. Anderson thực sự là Franziska Schanzkowska của Ba Lan.
Câu chuyện hấp dẫn của Anderson đã thu hút sự chú ý, và nó đã được dựng thành phim năm 1956 với sự tham gia của Ingrid Bergman. Cho đến khi cô qua đời vào năm 1984, Anderson vẫn cho rằng cô là Tsarina mất tích. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1970, Anderson đã phẫu thuật phần ruột dưới của mình và bệnh viện đã lưu giữ một mẫu mô. Khi ngôi mộ tập thể được phát hiện vào đầu những năm 1990, bệnh viện đã đưa cho các nhà nghiên cứu mẫu mô để họ xác định xem Anderson có nói thật hay không.
Thử nghiệm mtDNA đã chứng minh Anderson là một kẻ gian lận. Cô ấy không phải là người của gia đình Romanov. Thay vào đó, DNA của cô ấy trùng khớp với gia đình Schanzkowska.
Một người phụ nữ khác là Eugenia Smith, cũng tuyên bố cô là Anastasia. Cô đã từ chối cung cấp mẫu DNA trước khi cô qua đời vào năm 1997. Tuy nhiên, vụ việc cuối cùng đã được giải quyết khi các nhà nghiên cứu tìm thấy hai bộ xương còn lại của gia đình Romanov mất tích vào năm 2007. Đó là 2 bộ hài cốt, được cho là thuộc về thái tử Alexei và nữ đại công tước Maria, lần lượt mới 13 và 19 tuổi khi bị giết hại.
Hai đứa trẻ mất tích đã được chôn cất cách hố chôn tập thể khoảng 70 m. Các nhà khoa học đã lặp lại thử nghiệm mtDNA và tìm thấy một điểm trùng khớp chính xác. Và vào năm 2018, khi đất nước đang chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày mất của họ, các nhà điều tra Nga đã thông báo rằng xét nghiệm ADN thêm đã xác nhận rằng các bộ hài cốt thực sự là xác thực. Không ai sống sót, và bất cứ ai tuyên bố khác đều là kẻ mạo danh.
Triều đại Sa hoàng đã trị vì nước Nga trong khoảng 200 năm. Sau cái chết tức tưởi của cả gia đình Sa hoàng Nga cuối cùng, đến năm 2000 Giáo hội Chính thống giáo Nga đã tiến hành phong thánh cho vị Sa hoàng này. Họ đặt tên cho ông là Thánh Nicholas người chịu nỗi thống khổ.
Sa hoàng Nga cuối cùng từng đến Sài Gòn
Sa hoàng Nga cuối cùng từng đến Sài Gòn vào cuối thế kỷ XIX, trở thành chính khách Nga đầu tiên tới Việt Nam.
Cuối năm 1890, vua cha là Sa hoàng Alexander III nghĩ đến việc “đào tạo bồi dưỡng” người kế nghiệp, bèn đưa thái tử “đi thực tế” khắp thiên hạ.
Thái tử Nikolai phụng mệnh, lên chiến hạm Pamiat Azova viễn du vòng quanh thế giới. Đó là chuyến thực tập sau khi thái tử vừa tốt nghiệp Học viện sĩ quan cận vệ, đồng thời hoàn thành chương trình học khoa nhân văn của trường Đại học Tổng hợp quốc gia.
Chuyến viễn du nhằm hai mục đích: vừa làm quen với công việc ngoại giao, tìm hiểu các nước, vừa thử thách sức lực và tôi luyện ý chí cho người sau này sẽ làm vua.
Thống đốc Nam Kỳ Daniel đón tiếp Thái tử Nilolai tại Sài Gòn. Tháng 1-1891, ông này nhận thông báo từ Paris, long trọng đón tiếp, với tổng chi phí được phê chuẩn 15.000 đồng Đông Dương, một khoản tiền khổng lồ thời đó.
Thái tử ngự trên soái hạm Pamiat Azova, với 5 hộ tống hạm, đi thăm các nước dọc bờ biển, từ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương, ghé nhiều bến cảng nổi tiếng ở Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, Thái Lan…
Ngày 28-3-1891, đoàn tàu tiến vào cửa sông Đồng Nai rồi cập bến cảng Sài Gòn.
Theo các tài liệu phía Nga còn lưu, khi Sa hoàng tương lai đặt bước chân đầu tiên lên cầu tàu, từ trên bờ 21 phát đại bác nổ vang rền.
Tiếp đó, dàn kèn đồng quân nhạc cử quốc thiều Nga. Đoàn người ra đón đồng loạt hô to: “Nước Nga muôn năm!” và tiếng “Hoan hô!” vang lên như sấm dậy
Thái tử Nikolai cùng Toàn quyền Đông Dương Piket duyệt đội danh dự gồm 100 thủy binh Pháp, sau đó lên xe có kỵ binh hộ tống theo đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi) và đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn) về Dinh Toàn quyền (nay là Bảo tàng Cách mạng TP.HCM).
Sài Gòn lúc đó giăng đèn kết hoa suốt ba ngày liền đón thượng khách.Báo chí Pháp tại Đông Dương và ở Paris rầm rộ đưa tin Sa hoàng tương lai ghé thăm Sài Gòn và cho biết Thái tử Nikolai tỏ ra rất hài lòng về việc đón tiếp trọng thể, chu đáo.
Nhưng khi ghé qua Nhật, một sự cố xảy ra: một kẻ vô chính phủ định ám sát Thái tử bằng con dao, nhưng mũi dao chỉ trượt qua trán. Thái tử thoát nạn nhờ người anh em họ là Hoàng tử George của Hy Lạp can thiệp kịp thời. Thái tử bực mình, sớm trở về St Petersburg.
Không biết điều này có ảnh hưởng hay là “điềm báo” gì, nhưng rõ là quan hệ Nga – Nhật sau này gặp nhiều song gió, cả chiến tranh và tranh chấp.
Năm năm sau chuyến thăm Sài Gòn, vào tháng 5-1896, Thái tử Nikolai kế vị ngai vàng, trở thành Sa hoàng Nikolai II, danh hiệu chính thức là Hoàng đế toàn Nga.
Ông tên thật là Nikolai Alexandrovich Romanov, sinh ngày 18-5-1868 tại Pushkin (Nga), theo đạo Chính thống.
Trước đây, các vua chúa châu Âu thường cưới gả con cho nhau. Nikolai là con cả của Sa hoàng Alexander III và Hoàng hậu Maria Fyodorovna (công chúa Dagmar của Đan Mạch).
Ông bà nội là Sa hoàng Alexander II và chánh thất Maximilienne Wihelmine Marie vùng Hesse trên sông Rhine (Đức). Ông bà ngoại là Vua Đan Mạch Christian IX và Hoàng hậu Louise vùng Hesse.
Nikolai là một người con rất mềm mỏng so với ông bố cứng rắn và hay đòi hỏi. Đó là lý do ông không được bố chuẩn bị cho nối ngôi.
Hoàng hậu ngoại tình với thầy bói Rasputin:
Lớn lên, Nikolai yêu Công chúa Alix vùng Hesse trên sông Rhine, con gái của Đại quận công Ludwig IV (người Đức) và Công chúa Alice của Vương quốc Anh (con gái Nữ hoàng Anh Victoria với Hoàng thân Albert vùng Saxe – Coburg và Gotha).
Nhưng ông bố không chấp nhận chuyện tình này, tính ép duyên con trai với một công chúa dòng họ D’Orleans (Pháp) để củng cố quan hệ đồng minh mới thiết lập giữa Nga với nền Đệ tạm Cộng hòa Pháp.
Mãi đến khi tuổi cao sức yếu, bệnh liệt giường, vua cha sợ không có cháu đích tôn dòng tộc Romanov, mới đồng ý cho Nikolai lấy người ông yêu. Alix có vương hiệu là Hoàng hậu Alexandra Feodorovna.
Mối quan hệ giữa Sa hoàng Nikolai II với Duma (quốc hội Nga) không mấy tốt đẹp. Duma thứ nhất hay kiếm cớ sinh sự với tân vương.
Ban đầu Nikolai II quan hệ hữu hảo tương đối thoáng với Thủ tướng Sergei Witte, nhưng Hoàng hậu Alexandra không tin ông này. Thế là tình hình chính trị suy thoái, dẫn đến việc Sa hoàng giải tán Duma.
Thủ tướng Witte không thể giải quyết những vấn nạn trong công cuộc cải tổ nước Nga và triều đình, vào ngày 14.4.1906 ông viết thư xin từ chức.
Duma thứ hai được thành lập, nhưng cũng lại gặp những cảnh tương tự. Nhiều thế lực khác nổi lên lấn át vua. Sa hoàng và Thủ tướng chẳng nói với nhau nửa lời.
Hoàng hậu Alexandra sinh liền bốn công chúa rồi mới cho Sa hoàng một hoàng tử đặt tên là Alexei mắc bệnh chảy máu nội tạng (hemophilia). Thuở đó chứng bệnh này là nan y.
Trong tuyệt vọng, Hoàng hậu Alexandra tìm đến sự an ủi của thầy lang Rasputin. Lo chuyện chinh chiến, Sa hoàng giao việc điều khiển hậu phương cho vợ.
Là người gốc Đức nên Hoàng hậu Alexandra không đuợc lòng dân, trong khi Duma liên tục kêu gọi cải tổ chính trị. Họ đồn Hoàng hậu mê thầy lang Rasputin, báo giới đưa tin hoàng hậu lẹo tẹo với thầy lang.
Nổi giận, một tổ chức quý tộc Nga do Hoàng thân Felix Yusupov ra tay giết Rasputin ngày 16-12-1916.
Lúc cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga kết thúc ngày 15-3-1917 (theo Dương lịch, tức tháng 2 theo lịch Nga cổ), Nikolai II bị buộc thoái vị, nhưng không nhường ngôi cho Thái tử Alexei, mà cho hoàng đệ là Đại quận công Mikhail Alexandrovich. Nhưng ông này không chịu nhận ngai vàng, nên ngôi vua để trống.
Sự thoái vị của Nikolai II và cuộc Cách mạng Tháng Mười đã kết thúc 3 thế kỷ cầm quyền của dòng họ Romanov tại Nga.
Ánh Dương (Tổng hợp)