Nền kinh tế Nga trên bờ vực khủng hoảng nghiêm trọng

Nền kinh tế Nga hiện đang đứng trước nguy cơ sụp đổ diện rộng, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, bao gồm cả Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga.

1 Nen Kinh Te Nga Tren Bo Vuc Khung Hoang Nghiem Trong

Mặc dù có những số liệu tích cực về tăng trưởng GDP (3,9% trong năm 2024) và tỷ lệ thất nghiệp thấp, nền kinh tế Nga đang chịu sức ép nặng nề bởi chi tiêu quân sự gia tăng đột biến, trong bối cảnh chiến tranh tại Ukraine tiếp tục kéo dài.

Lạm phát tại Nga đã leo thang lên mức 8,5% mỗi năm, trong khi lãi suất cơ bản đã bị đẩy lên mức cao kỷ lục 21%.

Chỉ số chứng khoán Nga trong nửa đầu năm 2024 đã "lao dốc không phanh," giảm từ 1212 điểm xuống còn 739 điểm - mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

2 Nen Kinh Te Nga Tren Bo Vuc Khung Hoang Nghiem Trong

Hình 1: Biểu đồ chứng khoán Nga đóng cửa ngày hôm 26,11.2024.

3 Nen Kinh Te Nga Tren Bo Vuc Khung Hoang Nghiem Trong

Hình 2: Biểu đồ tỷ giá USD/RUB đóng cửa ngày hôm  26,11.2024.

Tỷ giá hối đoái đồng rúp (RUB) cũng rơi vào khủng hoảng khi 1 USD hiện đổi được 107,7 RUB, mức suy yếu chưa từng thấy.

Nền kinh tế thời chiến trước bờ vực

Nga đang phải đối mặt với bài toán nan giải khi nguồn lực kinh tế quốc gia bị dồn toàn lực phục vụ chiến tranh. Điều này dẫn đến nguy cơ bế tắc trong vận hành nền kinh tế.

Các chuyên gia cảnh báo rằng dữ liệu chính thức có thể che giấu phần nào những áp lực mà nền kinh tế Nga đang phải gánh chịu từ các lệnh trừng phạt quốc tế và hậu quả của cuộc xung đột.

Ngân hàng Trung ương Nga đã phải áp dụng nhiều biện pháp phi truyền thống để đảm bảo ổn định tài chính. Lãi suất cơ bản được nâng lên 21% khiến các doanh nghiệp ngoài quốc phòng gần như không thể tiếp cận vốn vay.

Đồng thời, ngành công nghiệp dân sự Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhân lực chất lượng cao bị hút về phục vụ cho quốc phòng. Hàng trăm nghìn lao động tay nghề cao đã chuyển sang các ngành công nghiệp quân sự, để lại khoảng trống lớn trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm.

Khó khăn trong sản xuất vũ khí

Nga hiện đang gặp rất nhiều thách thức trong việc sản xuất và thay thế các vũ khí bị mất mát hoặc hư hỏng trên chiến trường.

Theo số liệu, mỗi tháng Nga mất trung bình hơn 100 xe tăng và khoảng 220 khẩu pháo. Tuy nhiên, năng lực sản xuất hiện tại chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu.

Hơn thế nữa, ngành công nghiệp kỹ thuật quốc phòng của Nga cũng đang rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn để sản xuất các hệ thống vũ khí lớn như pháo cỡ lớn.

Cạnh tranh lao động trong ngành quốc phòng

Một trong những vấn đề lớn nhất mà Nga phải đối mặt là sự cạnh tranh lao động giữa các công ty quốc phòng và lực lượng vũ trang.

Quân đội Nga đang cần tuyển thêm khoảng 30.000 binh lính mỗi tháng để bù đắp thương vong, điều này làm gia tăng áp lực lên nguồn nhân lực.

Tình trạng thiếu hụt lao động đã đẩy mức lương trong ngành quốc phòng lên cao, qua đó góp phần đẩy tỷ lệ lạm phát lên mức 8,68% vào tháng 10 vừa qua.

Tương lai kinh tế Nga: Ngõ cụt hay lựa chọn khó khăn?

Các chuyên gia nhận định rằng Nga có thể tiếp tục duy trì các hoạt động quân sự trong ngắn hạn, nhưng nguồn lực kinh tế và hệ thống vũ khí cạn kiệt dần sẽ khiến nước này khó có thể kéo dài cuộc chiến. Mô hình phát triển kinh tế dựa trên chi tiêu quân sự là không bền vững, và sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho nền kinh tế dân sự thời hậu chiến.

Trong thời gian tới, Nga có thể phải đối mặt với những quyết định khó khăn: nếu tiếp tục duy trì mức chi tiêu quốc phòng cao, nền kinh tế dân sự sẽ bị nghẹt thở; trong khi nếu cắt giảm ngân sách quân sự, nguy cơ suy thoái kinh tế sâu rộng sẽ hiện hữu.

Thành Lộc

Bài liên quan