Chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 ở Vương quốc Anh đã vượt quá mong đợi khi cung cấp hơn 25 triệu liều đầu tiên chỉ trong vỏn vẹn 10 ngày. Nhưng liệu quốc gia này có đang trở thành “nạn nhân” của thành công vượt ngoài hy vọng đó?
Trước đó, tất cả mọi người được khuyên nên tiêm 2 liều vaccine COVID-19 cách nhau 12 tuần nhưng với tình trạng vaccine hiện tại, Vương quốc Anh đang lâm vào tình cảnh “nợ liều thứ hai”.
Nói theo một cách đơn giản nhất, điều này có nghĩa là nếu 400.000 liều vaccine đầu tiên được phân phối vào cùng một ngày thì chương trình tiêm chủng cần 400.000 liều thứ 2 cho những người đã được tiêm trong khoảng 12 tuần mặc dù hiện tại vẫn có nhiều người chưa nhận được liều vaccine nào.
Các hướng dẫn do Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng và Tiêm chủng (JCVI) đặt ra đã biến 3 tháng đầu năm 2021 thành một cuộc chạy đua để cung cấp càng nhiều liều vaccine “đầu tiên” càng tốt cho 32 triệu người trong các nhóm dễ bị nhiễm COVID-19 nhất. Theo quy định, nhóm người được tiêm chủng đợt đầu bao gồm những người trên 50 tuổi, nhân viên và người chăm sóc của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và những người có tình trạng sức khỏe yếu, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao.
Việc triển khai vaccine bắt đầu một cách nghiêm túc khi những liều vaccine Oxford – AstraZeneca đầu tiên được lưu hành vào ngày 4.1. Chương trình này dự kiến phải hoàn thành vào ngày 29.3, trước khi “khoản nợ liều thứ hai” cần được “thanh toán”.
Khoảng thời gian mục tiêu này phần nào lý giải cho nguyên nhân nguồn cung chậm trễ cho những nhóm ít được ưu tiên hơn và tại sao NHS ấn định việc tạm dừng đơn đặt bất kỳ liều vaccine “đầu tiên” nào cho nhóm những người dưới 50 tuổi từ ngày 29.3, thay vào đó là tập trung nguồn lực phân phối 12 triệu liều vaccine “thứ hai” vào tháng 4.2021.
Trước đó, cuối tháng 1.2021, có 494.209 người đã được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine. Tổng số công dân được tiêm chủng đầy đủ tăng lên 815.816 vào cuối tháng 2 và lên đến 1.879.054 vào ngày 17.3.
Từ ngày 28.12 đến 31.1, tổng cộng có 8.443.877 liều vaccine “đầu tiên” đã được phân phối. Việc tạm dừng vaccine vào tháng 4 đối với những liều “đầu tiên” để cung cấp 12 triệu mũi “thứ hai” sẽ cho phép chương trình đi trước một chút so với đường cong chi phí của liều “đầu tiên” đối với nhóm người dưới 50 tuổi trước đó đã được vạch ra.
Tháng 2 đã có 10.979.084 liều “đầu tiên” được phân phối. Con số này ít nhất sẽ phải trùng khớp vào tháng 5 năm nay. Đây sẽ là liều “thứ hai” cho nhóm đã tiêm vào tháng 2 và vòng lặp này sẽ được tiếp tục cho các tháng sau đó. Đây là kế hoạch tuyệt vời tuy nhiên việc thiết lập vòng lặp này sẽ tạo ra sự nôn nóng trong cộng đồng.
Việc duy trì tỷ lệ liều “đầu tiên” cho các nhóm trẻ hơn chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng nguồn cung một cách đáng kể. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng kể cả thời điểm nguồn cung bị thắt chặt như hiện tại, các mục tiêu của chính phủ Anh vẫn khả thi. Chương trình tiêm chủng đã cam kết cung cấp liều vaccine “đầu tiên” cho tất cả 52 triệu người trưởng thành ở Anh vào cuối tháng 7.2021.
Giả sử, mục tiêu ngày 15.5 về tiêm chủng cho 32 triệu người ở nhóm ưu tiên được đáp ứng và việc tạm dừng liều “đầu tiên” cho nhóm dưới 50 tuổi tiếp tục trong suốt tháng 4, chương trình này sẽ có 13 tuần để cung cấp 20 triệu liều “đầu tiên” mới, và tương tự với liều thứ 2.
Nếu mức tiêm vaccine trung bình của tuần vừa rồi là 458.471 liều một ngày được duy trì, thậm chí cho phép tạm dừng liều đầu tiên vào tháng 4, thì 52.8 triệu người sẽ nhận được liều “đầu tiên” vào ngày 18.7. Đến lúc đó, 31 triệu người (của 9 nhóm dễ tổn thương nhất) cũng đã được tiêm liều “thứ hai”.
Nếu thực hiện được mục tiêu này, nước Anh quả thực có một thành tích đáng nể. Tuy nhiên, khó có thể đoán được tình hình dịch bệnh, mọi thứ có thể thay đổi theo nhiều chiều hướng và hơn tất cả, nguồn cung là yếu tố quyết định thành công của công cuộc tiêm vaccine trên toàn thế giới.
Theo Sky News