Số liệu cho thấy 700.000 người lao động đã bị loại khỏi biên chế của kể từ tháng 3 khi Anh quốc rơi vào tình trạng phong tỏa.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh đã chạm mốc 4.1%. Ngày càng có nhiều lo ngại tình trạng thất nghiệp sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa trong những tháng tới khi kế hoạch duy trì việc làm của Chính phủ kết thúc.
Các số liệu thống kê vẽ nên bức tranh xám xịt khi hàng nghìn người bị sa thải kể từ thời gian phong tỏa.
Một lượng lớn lao động trong các ngành bán lẻ, hàng không vũ trụ, du lịch, hàng không và truyền thông đã bị cắt giảm.
Ngoài ra, Văn phòng Thống kê Quốc gia ONS cho biết các công nhân trẻ đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi đại dịch. Tính theo độ tuổi, số người từ 16 đến 24 tuổi thất nghiệp tăng 76.000 người lên 563.000 chỉ trong năm nay. Các nhóm tuổi khác giảm hoặc thay đổi rất ít.
Ông Sunak cho biết hỗ trợ việc làm vẫn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ
“Tác động của đại dịch lên thị trường lao động đã bắt đầu giảm bớt vào tháng 7 khi một phần của nền kinh tế mở cửa trở lại. Nhiều công nhân quay lại làm việc. Số giờ làm việc trung bình cũng tăng lên trong khi việc tuyển dụng lao động mới tiếp tục phục hồi vào tháng 8”, Darren Morgan, Trưởng bộ phận thống kê kinh tế của ONS nói.
Tuy nhiên, ông Morgan nhận định “thị trường việc làm vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch” do số lượng nhân viên trong biên chế tiếp tục giảm vào tháng 8, tỉ lệ thất nghiệp và cắt giảm lao động tăng mạnh vào tháng 7.
Bộ trưởng Kinh tế Rishi Sunak khẳng định “hỗ trợ việc làm và giúp mọi người quay lại làm việc vẫn là ưu tiên số một của Chính phủ”.
Cho đến nay, các nhà lãnh đạo đã đưa ra chính sách trả lương cho người đang được tạm nghỉ chưa từng có trong lịch sử. Ông Sunak cho biết kế hoạch Hỗ trợ Việc làm cũng như cũng đang được phác thảo.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ người lao động trong suốt mùa thu năm nay, bao gồm kế hoạch Duy trì Việc làm Bổ sung trị giá 9 tỷ bảng”, ngài bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, một số phản đối việc kéo dài kế hoạch trả lương cho người lao động của ông Sunak.
James Reed, chủ tịch công ty tuyển dụng Reed, cho biết: “Vào tháng 5, tôi đã dự đoán Vương quốc Anh sẽ đối mặt với làn sóng thất nghiệp khi kế hoạch duy trì việc làm kết thúc. Số liệu của ONS cho thấy mùa thu năm nay, làn sóng này sẽ đổ ập vào nền kinh tế”.
Bất chấp các số liệu đáng lo ngại, ông Reed khẳng định “bây giờ không phải thời điểm thích hợp để kéo dài kế hoạch trả lương cho người đang tạm nghỉ”.
"Đã đến lúc đất nước tiến lên phía trước. doanh nghiệp và người lao động cần ngồi lại và bàn bạc kế hoạch cho tương lai ngay khi có thể. Mọi người đang đối mặt với nhiều mơ hồ và họ cần được đảm bảo”, ông Reed nói.
Vị chuyên gia cũng cho rằng “người lao động cần hướng tới tương lai, học các kỹ năng mới và tìm kiếm một nhà tuyển dụng mới."
Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến đề xuất cắt giảm thuế để giúp chủ doanh nghiệp.
Suren Thiru, trưởng bộ phận kinh tế của BBC cho rằng “đất nước cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp các công ty cũng như người lao động vượt khó”
“Việc này sẽ bao gồm cắt giảm phí Đóng góp Bảo hiểm của người sử dụng lao động và tăng cường hỗ trợ cho các công ty tại vùng bị phong tỏa”, ông Thiru cho biết.
(Theo Evening Standard)