Anh vận động 20 nước EU đoạn tuyệt ngoại giao với Nga

Châu Âu cực kỳ đoàn kết trong vụ chất độc Novichok đầu độc cựu điệp viên Skripal, gần 20 quốc gia EU có thể trục xuất các nhà ngoại giao Nga.

Gần 20 nước EU chuẩn bị trục xuất các nhà ngoại giao Nga?

Gần hai mươi quốc gia châu Âu chuẩn bị trục xuất các nhà ngoại giao Nga, trong mối liên hệ với vụ “ngộ độc” của điệp viên hai mang Anh-Nga, cựu Đại tá Cơ quan tình báo Quân đội Nga (GRU) Sergei Skripal và con gái Julia của ông ta, tờ báo Anh The Times viết.

Theo tin tức của ấn phẩm Anh, các nước châu Âu sẽ bắt đầu một động thái “chưa từng có trong tiền lệ” vào ngày 26/3 tới, với việc triệu hồi đại sứ Markus Ederer, nhà ngoại giao người Đức, hiện là trưởng phái đoàn EU tại Nga trong thời hạn bốn tuần.

Đặc biệt, tờ báo công bố thông tin vào ngày 23/3, mà không tiết lộ danh tính nguồn tin riêng cho biết, gần 20 quốc gia Liên minh châu Âu – có thể có cả Pháp, Đức, Ba Lan, Ireland, Hà Lan, Estonia, Latvia, Litva, Bulgaria, Cộng hòa Séc và Đan Mạch – đã tham gia hành động “phối hợp trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao Nga” khỏi đất nước họ.

Theo tờ báo này, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh hôm 22/3 đã nhất trí về một tuyên bố chung về vụ việc ở Salisbury, bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối của châu Âu đối với nước Anh trong vụ việc Nga xâm hại đến an ninh quốc gia của nước này.

Hội nghị đã đồng thuận với đánh giá của Chính phủ Anh về trách nhiệm “rất có thể” của Liên bang Nga trong vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và người con gái Julia của ông ta; cùng với đó là “sự thiếu vắng bất kỳ lời giải thích chính đáng nào khác” từ phía Nga.

Bên cạnh đó, Hội đồng châu Âu đã đồng ý ra quyết định triệu hồi trưởng đại diện EU tại Liên bang Nga là ông Markus Ederer về để tham vấn ý kiến.

Vụ đầu độc đáng ngờ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal

Tại Salisbury thuộc Anh ngày 4 tháng 3, cựu điệp viên hai mang Anh-Nga là đại tá tình báo cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU) Sergei Skripal, người đã từng hàng chục năm làm việc cho cơ quan đặc nhiệm Anh và cô Yulia – con gái ông ta, đã bị ngộ độc một cách mờ ám.

Theo tuyên bố của phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, các chuyên gia phòng thí nghiệm quân sự ở Potron-Daun đã xác định hóa chất là một thành phần của nhóm “Novichok” có nguồn gốc Liên Xô đã được sử dụng để đầu độc cựu sĩ quan GRU Sergei Skripal.

Phía Anh khẳng định rằng, Nhà nước Nga tham gia vào vụ “đầu độc” Skripal bằng chất A234, mà họ coi cùng phân loại với chất độc hóa học “Novichok”, được sản xuất từ thời Liên Xô và khẳng định nước này sẽ làm tất cả để chính quyền Moscow phải “trả giá”.

426 Content 76
Có rất nhiều điều mờ ám và sự vội vã trong việc kết tội Nga đầu độc Sergei Skripal

Sau đó, Thủ tướng Anh Theresa May đã gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để trình bày những kết quả đầu tiên của cuộc điều tra vụ việc và khẳng định rằng, “Moscow có dính líu đến sự việc này bởi đã từng sản xuất hóa chất này”.

Theo văn phòng này, các nguyên thủ quốc gia Anh, Đức và Pháp đã xác nhận rằng “Nga có tội về vụ việc này” và các nước châu Âu sẽ đoàn kết với Anh để bắt Moscow phải chịu sự trừng phạt vì vụ đầu độc đáng xấu hổ này.

Ngoài ra, còn có một số ý kiến kêu gọi tẩy chay các hoạt động quốc tế tại Nga, đặc biệt là tước quyền đăng cai tổ chức vòng chung kết bóng đá thế giới (World Cup), hoặc kêu gọi hàng loạt nước từ chối tham dự World Cup 2018 nhằm cô lập Nga.

“Tiêu chuẩn kép” của phương Tây

Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc dính líu trong “vụ đầu độc Skripal”. Tổng thống Vladimir Putin nói rằng việc cáo buộc Nga dính líu vào vụ đầu độc Skripal là chuyện nhảm nhí, bởi vì ông này chẳng có giá trị gì với Nga và cũng chẳng còn nắm giữ thông tin gì đáng giá.

Hơn nữa, Moscow không có lí do gì để giết Skripal ở tận bên Anh, khi ông này đã từng ngồi tù rất lâu ở Nga. Hoặc giả sử là tình báo Nga làm thì họ có thể sử dụng bất cứ chất độc nào đó của phương Tây chứ không dại dột sử dụng một chất độc có nguồn gốc Liên Xô.

Ngoài ra, không ai có thể tự cho phép mình hành động “ngu ngốc” như vậy, đặc biệt là trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Nga và sự kiện nước này đăng cai tổ chức vòng chung kết bóng đá thế giới (World Cup).

Nhà lãnh đạo Nga còn khẳng định rằng không thể lấy một chất độc có nguồn gốc từ thời Liên Xô ra để quy trách nhiệm cho Nga bởi từ thập niên 90, nước này đã chấm dứt chương trình phát triển và tiêu hủy hoàn toàn các chất độc hóa học, dưới sự giám sát của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (tiếng Anh: Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons, viết tắt là OPCW).

Ngoài ra, còn có rất nhiều nước đã tham gia chương trình tiêu hủy chất độc hóa học này ở Uzbekistan như Mỹ, Anh… Các nước này đều có quyền tiếp cận chất độc này, vậy nguyên nhân vì sao không có chứng cứ nào khẳng định vụ đầu độc là do chính quyền Moscow làm, mà châu Âu lại quy chụp cho Nga, mà không phải là Mỹ, Anh làm?

Đây phải chăng là tiêu chuẩn kép của phương Tây? Hay đây là một âm mưu có chủ đích của phương Tây nhằm đổ lỗi cho Nga, ngụy tạo thêm lí do để bao vây, cấm vận trừng phạt Nga?

Bài liên quan