Bắt đầu định hình xu hướng chấp nhận sống chung với covid

Mặc dù ghi nhận số lượng ca nhiễm mới cao kỷ lục kể từ cuối tháng Một (gần 28 nghìn ca mới) nhưng Vương quốc Anh sẽ vẫn duy trì phương án nới lỏng đã đặt ra. Nghĩa là từ giữa tháng Bẩy hàng loạt biện pháp hạn chế sẽ được dỡ bỏ.

1 Bat Dau Dinh Hinh Xu Huong Chap Nhan Song Chung Voi Covid

Cho tới nay, gần một nửa (48,96 phần trăm) dân số nước Anh khoảng 66,65 triệu người đã được tiêm chủng cả hai liều. Hơn 44,5 triệu người Anh đã tiêm tối thiểu một liều, là một trong nững quốc gia có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất thế giới. Chính phủ Anh nỗ lực đến giữa tháng Bẩy sẽ tiêm chủng cho tất cả người lớn ít nhất được một liều vaccine.

Xu hướng gia tăng các ca lây nhiễm mới không làm chính quyền Anh quá lo ngại khi quyết tâm thực hiện phương án đưa cuộc sống trở lại bình thường đã đặt ra, bởi thực tế diễn biến dịch bệnh không căng thẳng như trước. Ví dụ trong giai đoạn đầu dịch mà diễn biến tương tự như hiện nay mỗi ngày có tới hơn 400 người tử vong có liên quan tới covid, số liệu thống kê hiện tại là 22 người hôm giữa tuần.

Giai đoạn đỉnh điểm của làn sóng thứ nhất hơn 16 200 người phải nằm viện điều trị và 1397 bệnh nhân phải trợ thở, theo số liệu của chính phủ Anh trong ngày 01 tháng Bẩy chỉ có 1720 bệnh nhân phải nằm viện và 283 trường hợp cần trợ thở. Quan trọng hơn là thống kê ước tính chưa đến một bệnh nhân tử vong trên một nghìn ca lây nhiễm. Trong khi dỉnh điểm làn sóng thứ hai tỉ lệ này là 1 trên 60. Từ cuối tháng Ba tỉ lệ tử vong có xu hướng liên tục giảm.

Tân bộ trưởng Y tế Sajid Javid vừa nhậm chức hôm đầu tuần tuyên bố “không nhìn thấy lí do” nào để trì hoãn nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch. Theo thủ tướng Boris Johnson, sau ngày 19 tháng Bẩy muốn bãi bỏ nghĩa vụ đeo khẩu trang trong cửa hàng, giao thông công cộng và không gian khép kín mà để dân chúng tự nguyện.

Còn chính quyền Singapor muốn đi xa hơn, như quốc gia đầu tiên trên thế giới muốn để dân chúng phải tập làm quen “sống chung với lũ” và coi covid như tất cả các căn bệnh truyền nhiễm cảm cúm khác. Singapor không còn muốn tái diễn lịch bản lockdow triệt để và đóng cửa nền kinh tế mà hiện nay đại đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng. Nhóm chuyên viên covid của Singapor cũng muốn đạt được tỉ lệ lây nhiễm bằng không thông qua chiến lược dài hạn mà tất cả đều có thể chấp nhận.

“Tin tức đáng buồn, là chắc chắn không bao giờ triệt bỏ được hoàn toàn covid. Tin tốt lành, là mặc dù vậy chúng ta vẫn có thể sống bình thường,” bộ trưởng Thương mại Gan Kim Ong và Y tế Ong Je Kung cùng bộ trưởng Tài chính Singapor Lawrec Wong nhận định trong họp báo mới đây. “Chúng ta có thể hướng đại dịch này thành cái gì đó ít nguy hiểm hơn tương tự như bệnh cảm cúm hay sởi và tiếp tục cuộc sống của mình,” các bộ trưởng tuyên bố. Nghĩa là sẽ gỡ bỏ tất cả các biện pháp phòng chống dịch và thậm chí sẽ không thống kê thường nhật các ca lây nhiễm mới.

Chìa khóa thành công theo chính quyền Singapor là tiêm chủng. Hiện tại thành phố gần 6 triệu dân này đã tiêm chủng cho hơn hai phần ba dân số. Khi tỉ lệ này tăng lên, Singapor muốn sẽ không tiếp tục truy vết và chỉ chú trọng tới các ca nặng và bệnh nhân cần phải điều trị tích cực. Các ca nhẹ sẽ điều trị tại gia. “Chúng ta sẽ không còn phải lo ngại hệ thống y tế bị quá tải,” bộ trưởng Y tế nói. Nếu như phương án này của Singapor thành công, có thể sẽ trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác.

Séc sẽ không làm theo “kịch bản Singapor”

Theo bộ trưởng Y tế Adam Vojtĕch, tạm thời Cộng hòa Séc không có kế hoạch làm theo kịch bản Singapor. “Vào thời điểm này hoàn toàn không thể hình dung. Các biến thể còn quá mới mẻ,” Adam Vojtĕch trả lời trước các câu hỏi của phóng viên báo chí về khả năng liệu Séc có noi theo Singapor hay không. “Nhưng dẫu sao chúng tôi nhìn nhận tiêm chủng như tấm vé bước vào cuộc sống không bị hạn chế. Càng nhiều người được tiêm chủng, thì virus corona càng sớm không cản trở cuộc sống của chúng ta,” bộ trưởng Y tế tuyên bố. Mà trái lại, trong phiên họp bất thường hôm 01 tháng Bẩy chính phủ Séc quyết định thắt chặt một số biện pháp phòng chống covid.

Mặc dù vậy, nhiều nhà chuyên môn có chung nhận định lạc quan về biến thể “delta” đang hoành hành dữ dội. Chuyên gia dịch tễ học cựu bộ trưởng Y tế Roman Prymula nhấn mạnh, là mặc dù biến thể delta có tốc độ lây nhiễm cao nhưng không gây hậu quả nặng nề tới sức khỏe người bệnh. “Diễn biến cho thấy, rằng nó không phải là biến thể nguy hiểm như một số phiên bản trước đây,” Roman Prymula tuyên bố đồng thời lưu ý về thực tế, là Anh quốc, Singapor và cả Áo kể cả trước diễn biến biến thể delta gia tăng vẫn tiếp tục nới lỏng.

Bài liên quan