Brexit: Boris Johnson đến Brussels để gặp mặt Chủ tịch Ủy ban Châu Âu

Thủ tướng đang trên đường tới Brussels để cố gắng đạt được đột phá trong quá trình đàm phán thỏa thuận thương mại hậu Brexit với chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Ông Johnson và người đứng đầu EU sẽ cố gắng cứu vãn tiến trình đàm phán trong ngày hôm nay 9/12.

Tín hiệu lạc quan được ghi nhận sau khi hai bên đạt được thỏa thuận trong thực hiện thỏa thuận Rút lui trong bối cảnh giai đoạn chuyển tiếp sắp kết thúc. Tuy nhiên, ông Michel Barnier, trưởng đoàn đàm phán EU, nhận định khả năng đàm phán thất bại cao hơn là thành công.

Hiện hai bên đang chuẩn bị cho một bữa tối quyết định kết cục của tiến trình đàm phán vào thứ Tư 9/12 tại trụ sở Ủy ban EU ở Berlaymont.

Trong một tuyên bố vào tối thứ Ba 8/12, người phát ngôn của Phố Downing thông báo: “Thủ tướng sẽ đến Brussels vào ngày mai để ăn tối với bà Leyen và tiếp tục thảo luận về mối quan hệ giữa Anh và EU trong tương lai”.

Ông Johnson đã khởi hành đến thủ đô của Bỉ sau khi tham gia chương trình Câu hỏi Cho Thủ tướng.

Bình luận về sự kiện này, bà Leyen “mong đợi” được đón tiếp ông Johnson vào tối thứ Tư, đồng thời nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về Thỏa thuận Đối tác”.

Chính phủ Anh hy vọng bữa tối giữa hai nhà lãnh đạo có thể khai thông thế bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa ông Barnier và người đồng cấp ở Phố Downing, Lord Frost. Tuy nhiên, phía Anh khẳng định sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền.

132 1 Brexit Boris Johnson Den Brussels De Gap Mat Chu Tich Uy Ban Chau Au

Ông Johnson và bà Leyen sẽ ăn tối và thảo luận trong ngày hôm nay

Một nguồn tin của Chính phủ Anh cho biết: “Hai bên chắc chắn rất cần một sự thúc đẩy về chính trị để làm tiền đề cho tiến trình đàm phán”.

 

“Nếu chúng ta đạt được tiến triển ở cấp độ chính trị, ông Frost và nhóm của mình có thể tiếp tục đàm phán trong những ngày tới”.

"Nhưng chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng hai bên sẽ không có thỏa thuận thỏa thuận vì Anh sẽ không thỏa hiệp trong vấn đề giành lại chủ quyền đất nước".

Vào ngày mai thứ Năm (10/12), lãnh đạo các nước thành viên EU sẽ có mặt tại Brussel để tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày. Sự kiện này được nhận định sẽ tiếp thêm động lực chính trị để hình thành một thỏa thuận vào phút chót.

Vào đầu ngày hôm nay, Ông Michael Gove - Bộ trưởng Văn Phòng Nội các, và người đồng cấp trong ủy ban EU – ông Maros Sefcovic, đã đi đến thống nhất về vấn đề biên giới và luật thương mại của khu vực Bắc Ireland. Cuộc họp giữa hai chính trị gia không liên quan đến đàm phán hiệp định thương mại, nhưng có khả năng cải thiện mối quan hệ Anh - EU.

Trước đó, EU đã vô cùng phẫn nộ khi chính phủ Anh xem xét thông qua dự thảo cho phép thay đổi điều luật của EU trong Dự luật Thị trường Nội địa Anh quốc – hành vi vi phạm luật pháp quốc tế. Phía Anh giải thích động thái này sẽ bảo vệ mối quan hệ thương mại giữa Anh quốc và Bắc Ireland trong trường hợp Brexit diễn ra mà không có thỏa thuận.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố chung, ông Gove và ông Sefcovic cho biết đã đạt được thỏa thuận trong tất cả các vấn đề và Chính phủ Anh sẽ rút lại các điều khoản gây tranh cãi của Dự luật.

Họ cho biết: “Sau quá trình làm việc tích cực và mang tính xây dựng trong những tuần qua, hai người đồng cấp có thể công bố thỏa thuận về nguyên tắc trong tất cả các vấn đề, đặc biệt là nghị định đối với Ireland và Bắc Ireland”.

Thỏa thuận bao gồm quá trình kiểm tra tại biên giới đối với sản phẩm động vật và thực vật, quá trình cung cấp thuốc, vận chuyển thịt ướp lạnh và sản phẩm thực phẩm khác tới siêu thị.

Ông Sefcovic bày tỏ hy vọng thỏa thuận giữa ông và Bộ trưởng Văn phòng Nội các sẽ tạo ra "động lực tích cực" cho tiến trình đàm phán thương mại.

Vào đầu tuần này, Thủ tướng nhận định quá trình đàm phán thương mại với EU có vẻ “rất khó khăn” và “rất, rất khó” để đạt được tiến triển. Tuy nhiên, ông Johnson vẫn tin tưởng vào khả năng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận.

Nỗ lực cứu vãn đàm phán bằng các cuộc thương lượng trực tiếp giữa ông Johnson và EC diễn ra sau cuộc điện đàm kéo dài vào thứ Hai (8/12) nhưng hai người vẫn không thể phá vỡ thế bế tắc.

Cơ quan Quản lý Ngân sách dự tính Brexit không có thỏa thuận có thể lấy đi 2% tổng sản phẩm quốc nội- một trong những thước đo quy mô của nền kinh tế, vào năm 2021. Thống đốc ngân hàng Andrew Bailey cũng cảnh báo thiệt hại do tình trạng không có thỏa thuận thương mại sẽ có tác động dài hạn và còn tồi tệ hơn cả đại dịch.

Tuy nhiên, ông Johnson kêu gọi người dân lạc quan vì có những “lựa chọn tuyệt vời ở phía trước” cho đất nước.

(Theo Evening Standard)

Bài liên quan