Đài BBC tiết lộ công nghệ cảnh sát Anh sử dụng để lấy dữ liệu cá nhân từ điện thoại người dân

Công nghệ rút ruột dữ liệu cá nhân từ điện thoại được cảnh sát Anh sử dụng đang làm dấy lên nhiều tranh cãi khi được chiếu trên BBC.

Theo như những gì được tiết lộ bởi chương trình Victoria Derbyshire của đài BBC, ít nhất 26 cảnh sát ở xứ England và Wales được tiết lộ có sử dụng thiết bị rút ruột dữ liệu từ điện thoại di động cá nhân – và người dân không hề được thông báo trước về việc họ bị áp dụng điều đó. Đây cũng là thông tin từ Tổ chức Bảo vệ quyền riêng tư Quốc tế sau khi điều tra vụ việc.

Một đoạn video quay cận cảnh thiết bị đang trích dữ liệu từ điện thoại rất nhanh đã được chiếu lên chương trình. Theo như lời giới thiệu đi kèm video, toàn bộ thông tin bao gồm dữ liệu định vị, email, lịch sử gọi, lịch sử Internet và mật khẩu, ảnh đã từng bị xóa cũng có thể được lấy lại. Các đối tượng khả thi để áp dụng là nhân chứng, nghi phạm và nạn nhân.

Từ đó, Tổ chức Quyền riêng tư Quốc tế cũng lo ngại về việc quản lý lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền hạn cũng như yêu cầu xóa dữ liệu về sau, vì lượng dữ liệu có thể lấy từ điện thoại là không giới hạn. Về phần người dân, họ chưa bao giờ được thông báo công khai về sự tồn tại của những thiết bị như vậy.

Đáng chú ý hơn, trong số 47 lực lượng cảnh sát Anh được thử liên hệ, chỉ có 8 trong số đó thừa nhận là có áp dụng quy chuẩn hạn chế tự ý dùng công nghệ này – số còn lại thì không. Các điều luật của cảnh sát thì lại cho phép tự tay làm vậy không cần sự xác nhận, đồng ý của người liên quan.

132 1 Dai Bbc Tiet Lo Cong Nghe Canh Sat Anh Su Dung De Lay Du Lieu Ca Nhan Tu Dien Thoai Nguoi Dan

Các tin nhắn được lấy về từ điện thoại

Do vậy, luật sư Millie Graham-Wood đã bày tỏ ngay trên chương trình. “Điều gây tranh cãi ở đây là nó có thể được dùng trong quá trình điều tra khi mà chưa có lệnh, hoặc chưa được phép” và tổ chức cũng yêu cầu điều đó cần được sửa đổi, tất cả đều phải có lệnh chính thức, xem xét điện thoại người khác cũng tương tự như khi khám nhà vậy.

Tuy nhiên, ông Peter Fahy – Nguyên Cảnh sát trưởng thành phố Manchester – đã phát biểu: “Trong rất nhiều trường hợp, các nhân viên cảnh sát cần đến những dữ liệu ẩn trong điện thoại để xem xét, phán đoán tình tiết ngay lập tức để có thể quyết định luôn, tránh việc để lọt mất nghi phạm.” 

Dù sao thì ông cũng có nhận thức được lo ngại từ người dân nên cũng chia sẻ: “Luật lệ chưa thực sự thích đáng với trình độ công nghệ ngày nay, lực lượng cảnh sát thì chưa hiểu rõ nên những người liên quan sẽ rất bất bình khi bị cưỡng ép. Cần phải phổ biến một cách rõ ràng hơn cho những người thực thi nhiệm vụ.”

Ngoài ra, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cũng cho biết thêm: “Luật pháp hiện tại cho phép cảnh sát tự truy cập dữ liệu cá nhân, nếu như có cơ sở chính đáng để tin rằng có manh mối giúp được cho quá trình điều tra. Dĩ nhiên, các quy chuẩn giới hạn vẫn luôn được đặt ra một cách hợp lý nhất và được điều hành từ Chính phủ.”

Theo Kenh14

Bài liên quan