Với đa số người mua quốc tịch, khả năng sử dụng passport mới để có thể di chuyển tự do trên thế giới là một trong những lý do chủ yếu khiến họ chi tiền.
Tại Bồ Đào Nha, đầu tư theo đường quốc tịch chiếm 13% tổng đầu tư nước ngoài vào quốc gia này. Theo công ty tư vấn Henley & Partners, hàng năm có khoảng 2 tỷ USD tiền đầu tư theo chế độ quốc tịch trên toàn thế giới. Mỹ và Anh đã có chương trình này từ đầu những năm 1990 trong khi các nước châu Âu mới áp dụng từ vài năm trở lại đây.
Sau đây là bảng tóm tắt các quốc gia cho phép nhập tịch theo chế độ đầu tư & chi phí đầu tư tối thiểu tương ứng cho các bạn tham khảo (theo facebook Nguyễn Phi Vân):
Chương trình quốc tịch:
1. Antigua and Barbuda: 250 ngàn USD
2. Cyprus: 2.5 triệu Euro
3. Dominica: 100 ngàn USD
4. Grenada: 250 ngàn USD
5. Malta: 1.15 triệu Euro
6. St. Kitts and Nevis: 250 ngàn USD
Chương trình thường trú nhân:
1. Australia: 5 triệu AUD
2. Bulgaria: 500 ngàn Euro
3. Canada: 800 ngàn đô Canada
4. Canada – Đảo Prince Edward: 350 ngàn đô Canada
5. Canada – Quebec: 800 ngàn đô Canada
6. Pháp: 10 triệu Euro
7. Hy lạp: 250 ngàn Euro
8. Hungary: 250 ngàn Euro
9. Ireland: 500 ngàn Euro
10. Latvia: 35 ngàn Euro
11. New Zealand: 1.5 triệu đô NZ
12. Bồ Đào Nha: 500 ngàn Euro
13. Singapore: 2.5 triệu đô Singapore
14. Tây Ban Nha: 500 ngàn Euro
15. Thuỵ sỹ: 250 ngàn Swiss franc mỗi năm
16. Anh: 1 triệu pounds
17. Mỹ: 500 ngàn USD
Đứng đầu bảng đang là những quốc gia và vùng lãnh thổ có chương trình “công dân kinh tế”. Theo đó, nhà đầu tư chỉ cần nộp một số tiền tùy theo quy định, họ sẽ có quốc tịch sau một thời gian chờ nhất định hoặc thậm chí là không cần thời gian chờ. Quốc tịch của Dominica có giá rẻ nhất, chỉ có 100.000USD và qua một cuộc phỏng vấn. Quốc tịch Pháp đắt nhất với mức phí lên đến 10 triệu Euro.