Ngày 1/4 dù không phải ngày lễ chính trong năm nhưng đây là phong tục truyền thống tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam cũng hưởng ứng ngày lễ này khá rầm rộ.
Mùng 1/4 Dương lịch hay còn gọi là ngày Cá tháng Tư – một trong những ngày khá thú vị của năm. Vào ngày này mọi người có thể trêu đùa, nói dối nhau mà không sợ người khác giận dỗi hay trách móc.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia sẽ có quy định khung thời gian cụ thể cho ngày Cá tháng Tư. Chẳng hạn, trò chơi sẽ kết thúc vào buổi trưa ngày 1/4, nếu sau thời gian này ai vẫn trêu đùa hay nói dối người khác sẽ không gặp may.
Nguồn gốc ra đời của ngày Cá tháng Tư 1/4
Ngày Cá tháng Tư khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên không nhiều người biết được nguồn gốc của ngày nói dối này. Theo nhiều luồng thông tin cho biết, ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ nước Pháp sau đó lan sang các nước khác trên thế giới.
Vào thế kỷ XVI tại Pháp, mùa Xuân được tính bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, đến năm 1582, vị Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về mùng 1 tháng 1. Thời điểm này, do phương tiện truyền thông, liên lạc còn hạn chế. Người ta truyền thông tin đến nhau chủ yếu bằng việc đi bộ nên không có nhiều người dân biết về thay đổi thời gian này. Một số người dù biết vẫn không thể chấp nhận thời gian mùa Xuân vào ngày 1 tháng 1 mà vẫn tiếp tục đón năm mới vào mùng 1 tháng 4.
Điều này khiến cho thiên hạ quy đây là trò ngoan cố và vô cùng “ngớ ngẩn”. Nhiều người còn lém lỉnh vui đùa rằng mùng 1 tháng 4 là “ngày nói dối”. Kể từ đó, ngày Cá tháng Tư hay còn được gọi là ngày nói dối chính thức ra đời. Cùng thời điểm này, trò đùa vào ngày 1 tháng 4 cũng lan mạnh sang nước Anh và Scotland. Người Anh và Pháp tiếp tục truyền bá rộng rãi “ngày nói dối” sang đến các nước thuộc Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá Tháng Tư trở thành “lễ hội nói dối” được nhiều nước hưởng ứng và chấp nhận.
Ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư
Ngày Cá tháng Tư mang ý nghĩa tốt đẹp với những câu nói đùa vô hại giúp mọi người có những phút giây vui vẻ bên nhau. Những lời nói dối thoải mái được nói ra miễn không gây tác hại và đi quá xa khiến cho người bị nói dối không cảm thấy khó chịu. Bên cạnh mang đến tiếng cười cho mọi người thì đối với mỗi quốc gia ngày này đều có một ý nghĩa riêng đặc biệt.
Ngày Cá tháng Tư ở một số quốc gia trên thế giới
Mexico sẽ kỷ niệm ngày nói dối vào ngày 28/12 chứ không phải ngày 1/4. Ngày 28/12 được xem là ngày buồn nhất của đất nước này bởi đúng ngày này vua Herod đã ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Để người dân quên đi ngày buồn bã, u tối thì đất nước này đã chọn ngày 28/12 là ngày nói dối, những trò đùa tại quốc gia này thường mang tính chất giải trí nhẹ nhàng.
Scotland có 2 ngày Cá tháng Tư, vào những ngày này mọi người sẽ nghĩ ra các trò trêu ghẹo ở phần lưng của người khác được gọi là “ngày vuốt đuôi”. Sau này, dựa trên nền tảng những trò trêu ghẹo cũ người dân đã phát triển thành một trò đùa mới mang tên “hãy đá tôi một phát”. Những nạn nhân của trò đùa trong ngày Cá tháng Tư sẽ bị gọi là “gowk – kẻ ngốc”.
Pháp: Những người bị lừa sẽ có tên gọi là Poissons D’Avirl nghĩa là “những con Cá tháng Tư”. Sau này, khoảng thời gian Việt Nam bị Pháp chiếm đóng và chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Pháp cũng chọn ngày 1/4 là ngày nói dối giống như nước Pháp.
Anh: Ngày nói dối được lấy tên gọi là “April Fool” cũng có nghĩa là foor – kẻ ngốc.
Trong văn hóa ở Anh và các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương Quốc Anh thì ngày nói dối sẽ kết thúc vào buổi trưa. Và nếu một người đùa giỡn, nói dối sau buổi trưa sẽ được cho là “kẻ ngốc”.
Việt Nam: Ngày Cá tháng Tư du nhập từ rất sớm.
Tuy nhiên, người Việt Nam lại quen gọi ngày này là ngày nói dối. Vậy nên ngày 1/4 sẽ là “ngày nói dối” tại Việt Nam. Không hiểu từ lúc nào giới trẻ Việt Nam đã biến “ngày nói dối” này thành ngày lễ tỏ tình. Bao nhiêu lời tỏ tình, yêu thương đều được các chàng, các nàng mang ra thổ lộ với người mình thầm thương trộm mến.
Và lý do của sự trớ trêu này là bởi nếu “lời tỏ tình” đó có bị từ chối thì hôm ấy chỉ là ngày Cá tháng Tư thôi. Đỡ phải ngượng ngùng cho cả 2. Thật là đáo để đấy chứ.
Những trò đùa thường được dùng vào ngày Cá tháng Tư
Giả vờ mời đồng nghiệp đi ăn nhà hàng sang chảnh
Giờ nghỉ trưa, bạn mời đồng nghiệp hay bạn bè mình đi ăn ở nhà hàng sang chảnh nào đó. Trước đó, bạn hãy giả vờ đi ra ngoài đặt bàn và dặn mọi người tới đúng giờ. Còn bạn sẽ không tới. Trò đùa này có tỷ lệ thành công rất cao nếu bạn biết cách diễn và nghĩ ra một lý do thật thuyết phục để mời họ nhé.
Trêu đùa bạn bè: “Có ai đang tìm cậu đấy”.
“Ai vậy, có biết là ai không”? Bạn sẽ hỏi liên tục như vậy vì bạn bán tín bán nghi, không biết có nên tin hay không. Nhưng rồi bạn vẫn quyết định chạy xuống vì sợ, nếu mình không xuống thì người ta sẽ bỏ đi… Thật là một trò đùa thành công…
Trêu đùa người yêu
Hãy nhắn một tin thông báo rằng bạn đã có thai và hỏi người yêu cách giải quyết như thế nào. Trường hợp này sẽ giúp bạn nhận ra chàng có thật lòng yêu bạn và muốn tiến tới với mình hay không. Các chàng trai đã qua lại với người yêu mà chưa có ý định cưới chắc chắn sẽ hốt hoảng vô cùng với tin nhắn này.
Tỏ tình với người thương
Vào ngày Cá tháng Tư, hãy nhân cơ hội này tỏ tình với người mà mình thầm thương trộm nhớ. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn bày tỏ tình cảm mà mình ấp ủ bấy lâu nay. Bạn hãy thử làm điều này và xem phản ứng của đối phương nhé. Còn nếu chẳng may bị từ chối thì bạn chỉ cần nói đây chỉ là ngày Cá tháng Tư thôi mà.
Để không mắc lừa ngày Cá tháng Tư
Đừng bao giờ quên 1/4 là ngày gì
Bạn có thể quên đi bất kỳ ngày nào trong năm kể cả ngày sinh nhật của người bạn nào đó nhưng đừng bao giờ quên ngày nói dối Cá tháng Tư (1/4). Bạn có thể ghi nhớ ngày này trước đó dưới dạng báo thức hay là đi hỏi người bạn bên cạnh. Đừng tự biến mình thành miếng mồi ngon để bị mắc lừa trong kế hoạch được vạch sẵn của những người khác.
Cảnh báo trước với bạn bè
Hãy tỏ ra bạn đang rất quan tâm đến ngày ngày Cá tháng Tư trước những người bạn của mình để họ không còn hứng muốn lừa bạn nữa. Thay vì chọn một người mà họ biết đang rất tỉnh táo, không thể lừa được để trêu chọc trong ngày 1/4, bạn bè của bạn sẽ chuyển mục tiêu sang một người khác.
Đi lừa trước
Thay vì trở thành “cá” trong ngày Cá tháng Tư, bạn hãy “ra tay” lừa trước để cảnh báo với bạn của bạn rằng: “Tôi sẽ không bị lừa”. Và đương nhiên, không còn cách nào khác, họ sẽ phải từ bỏ ý định lừa một người đang rất tỉnh như bạn.
Giả vờ bị lừa
“Lấy độc trị độc” là “chiêu thức” để những bạn khá mạnh mẽ chống lại “kẻ câu cá” trong ngày Cá tháng Tư. Hãy tỏ ra là bạn rất chăm chú lắng nghe nguồn thông tin “lừa dối” đang được phát ra và thích thú với nó. Sau đó vờ như mình bị lừa và lập một kế hoạch để đưa con mồi vào tròng. Giống như: “Thật vậy á, nhưng tớ cũng biết điều đó từ lâu rồi!”.
“Bế quan tỏa cảng”
Nếu bạn không thích rắc rối hay gây rối với bất kỳ ai, hãy hưởng ứng ngày Cá tháng Tư, bằng cách ở nhà, tắt tất cả các thiết bị truyền và nhận tin như: điện thoại, laptop, máy tính bảng,… Hoặc có thể cầm trên tay quyển ngôn tình mới nhất hay tự thưởng cho mình những món ăn tự làm tại nhà, những thứ mà bạn biết chắc rằng chúng không thể lừa bạn.
“Sống chung với lũ”
Ngày Cá tháng Tư vốn là một ngày lễ vui vẻ và giúp bạn thư giãn, giải phóng đầu óc. Nếu không thể tránh né, bạn hãy vô tư đón nhận vì nếu bị lừa cũng chẳng có gì buồn. Ngược lại, hãy cười thật nhiều. Như vậy, cả bạn và nhóm bạn đều có những kỷ niệm vui trong ngày này.