Tiến sĩ đã bày tỏ quan điểm về thành tích học của học sinh hiện nay – Ảnh: Yannews
Để đánh giá năng lực của học sinh, nhiều người vẫn thường dựa trên bảng điểm số, những quy chuẩn được đặt ra trừ trước.
Cụ thể hơn, đạt điểm tổng kết ở trường 9 -10 hay chứng chỉ ngoại ngữ IELTS 8.5, SAT I 1500/1600 sẽ được đánh giá là tài năng, có năng lực. Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu thì không hoàn toàn đồng tình với quan điểm này.
Những câu trắc nghiệm máy móc không thể đánh giá hoàn toàn năng lực – Ảnh: Yannews
Thành tích không thể đảm bảo thành công trong tương lai
Theo tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, một điều mặc định vô cùng nguy hiểm đang tồn tại trong suy nghĩ của rất nhiều người. Dựa trên các quy chuẩn có sẵn, nhiều ba mẹ bắt ép con em mình phải đổ dồn vào việc học tập, luyện những chứng chỉ ngoại ngữ để có cơ hội trúng tuyển vào các trường hàng đầu nhưng quên mất đôi khi thời gian còn học THPT là lúc mà học sinh có thể hình thành rất nhiều kỹ năng quan trọng khác.
Bày tỏ quan điểm, ông Hiếu cho biết: “Nếu cứ thấy ai được IELTS 8.5 rồi vỗ tay hoan hô đó là tài năng, là con nhà người ta thì rất hạn chế. Những thành tích đó không thể đảm bảo các em chắc chắn thành công ở đại học và trong tương lai”.
Mặc dù vẫn đồng tình việc cố gắng đặt mục tiêu này không phải là tệ, tuy nhiên ông cho rằng nếu vì nó mà chiếm hết thời gian cho những thứ cũng quan trọng không kém như kỹ năng nói, viết, làm việc nhóm, năng lực tự học, tư duy đa chiều là điều không phù hợp.
Dẫn chứng cho quan điểm của mình, tiến sĩ cũng chia sẻ rất nhiều học sinh dù thành tích cực tốt nhưng khi bước chân đến các trường đại học nổi tiếng, họ vẫn bị sốc. Nguy hiểm hơn, họ còn mắc thêm những căn bệnh tâm lý và có xu hướng muốn nghỉ học.
Người có tài năng phải hội tụ nhiều khả năng khác
Xác định người tài năng cần hội tụ nhiều yếu tố – Ảnh: Yannews
Cũng theo thầy Nguyễn Chí Hiếu, người có tài năng là người hội tụ khả năng tổng quát, chuyên biệt, độ cam kết, năng lực sáng tạo. Trong đó, khả năng tổng quát gồm có năng lực tự học, nghiên cứu, viết, đọc, thuyết trình, tư duy. Dựa trên khả năng này, học sinh có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực khác theo hướng phù hợp.
Ngoài ra, để có thể làm tốt, mỗi người còn cần phải kiên trì để đạt được mục tiêu. Sau đó, nhờ năng lực sáng tạo mà họ có thể trở thành một người tài năng. Không chỉ trong việc học, những công việc khác mà giới trẻ yêu thích hiện nay như khi chơi game, TikTok cũng có thể áp dụng. Theo tiến sĩ, bạn có thể chơi nhiều lần nhưng sau mỗi lần cần nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra một sản phẩm tốt hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu thẳng thắn chia sẻ: “Tôi cho rằng người hội tụ được những yếu tố trên mới là tài năng. Còn phần lớn học sinh hiện nay, ngay cả những bạn IELTS 8.5 vẫn được gọi là con nhà người ta, chưa chắc đã là tài năng vì ngay ở yếu tố khả năng tổng quát các bạn đã thiếu rồi”.
Ngay cả chơi game cũng cần áp dụng những yếu tố như kiên trì, sáng tạo,… – Ảnh: Yannews
Cư dân mạng bàn luận về ý kiến
Những chia sẻ của thầy Hiếu cũng đã trở thành chủ đề để cư dân mạng bàn luận. Có lẽ đây không phải là lần đầu tiên mà chủ đề thành tích học tập được mang ra tranh luận. Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm đặc biệt là những người trẻ bày tỏ sự đồng cảm khi vẫn còn rất nhiều người đánh giá và có quan điểm bảo thủ về thành tích học.
Bên cạnh đó, vẫn có một số cho rằng ở lứa tuổi học sinh thì không thể đánh giá gì khác ngoài việc dựa vào bảng điểm.
Nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình – Ảnh: Yannews
Một số bình luận liên quan:
– Thầy nói đúng. Rất đồng tình với quan điểm này.
– Đúng là việc học giỏi thì đáng khen ngợi nhưng dùng nó để đánh giá hoàn toàn một người thì không phù hợp.
– Kết quả học tập cũng thể hiện được sự cố gắng của mỗi bạn. Cần cân bằng sẽ tốt hơn.